Lập di chúc riêng của vợ chồng như thế nào?

Vợ chồng sau khi kết hôn có một số tài sản chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số tài sản riêng thì tài sản đó toàn quyền quyết định đối với tài sản của mình. Vậy lập di chúc riêng của vợ chồng thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của LVN Group để biết thêm thông tin nhé!

Văn bản hướng dẫn

  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;
  • Bộ luật Dân sự 2015.

Quyền lập di chúc chung của vợ chồng

Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  • Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Vợ hoặc chồng có được định đoạt tài sản chung?

Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung vợ chồng gồm các loại tài sản sau đây:

  • Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập của vợ chồng do lao động, sản xuất, kinh doanh.
  • Thu nhập từ hoa lợi, lợi tức của tài sản riêng.
  • Tiền thưởng, tiền trúng xổ số, tiền trợ cấp trừ các khoản về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản gắn với nhân thân của vợ, chồng.
  • Quyền tài sản với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, chìm đắm, đánh rơi, bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc… mà do vợ, chồng xác lập chung…

Với tài sản chung, vợ chồng có các quyền định đoạt, chiếm hữu cũng như sử dụng theo thoả thuận của hai vợ chồng. Nếu không có thoả thuận thì tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình cũng như thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ, chồng.

Đồng thời, Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng khẳng định, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sở hữu, định đoạt tài sản chung. Do đó, có thể thấy, với tài sản chung của vợ chồng, vợ hoặc chồng không thể lập di chúc với toàn bộ khối tài sản chung này.

Lập di chúc riêng của vợ chồng

Làm sao để lập di chúc đối với tài sản chung vợ chồng?

Như phân tích ở trên, với tài sản chung vợ chồng, một trong hai người vợ chồng không thể tự ý định đoạt (trong đó có việc để lại di chúc với toàn bộ khối tài sản chung vợ chồng) tài sản chung vợ chồng trong đó có định đoạt trong di chúc.

Tuy nhiên, về quyền lập di chúc, Điều 609 và Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định, người để lại di chúc có quyền lập di chúc với phần tài sản riêng của mình hoặc phần tài sản của mình trong tài sản chung với người khác.

Do đó, mặc dù không thể tự định đoạt tài sản chung vợ chồng nhưng nếu có tài sản chung vợ chồng, một trong hai người có thể để lại di chúc với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng. Theo đó, vợ chồng có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Thoả thuận hoặc phân chia tài sản chung vợ chồng sau đó để lại di chúc về phần tài sản riêng của mình

Như phân tích ở trên, một người có thể lập di chúc để lại tài sản của mình hoặc phần tài sản của mình trong khối tài sản chung với người khác. Do đó, khi vợ hoặc chồng muốn để lại di chúc đối với tài sản chung thì cần phân rõ phần tài sản riêng của mình là những gì trong khối tài sản chung.

Khi đó, để rõ ràng, cụ thể trong việc phân định tài sản riêng trong khối tài sản chung vợ chồng, vợ, chồng có thể lập thoả thuận về chế độ tài sản hoặc phân chia tài sản chung vợ chồng.

Sau khi thực hiện các thủ tục nêu trên, vợ hoặc chồng hoàn toàn có quyền để lại di chúc với phần tài sản riêng của mình trong khối tài sản chung vợ chồng.

Lập di chúc chung vợ chồng

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không còn quy định về di chúc chung vợ chồng như Bộ luật Dân sự 2005 (đã hết hiệu lực và bị thay thế). Tuy nhiên, mặc dù không còn quy định nhưng hiện pháp luật cũng không cấm lập di chúc chung vợ chồng.

Do đó, để định đoạt tài sản chung vợ chồng, hai vợ chồng có thể lựa chọn lập di chúc chung. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, người thừa kế chỉ được hưởng di sản theo di chúc nếu người lập di chúc chết.

Đồng nghĩa trong trường hợp lập di chúc chung vợ chồng thì chỉ khi cả hai vợ chồng đều đã chết, di chúc đó mới có hiệu lực và những người thừa kế theo di chúc mới thực hiện các thủ tục tiếp theo để hưởng di sản.

Có thể thấy, so với cách làm thứ nhất ở trên, việc lập di chúc chung vợ chồng sẽ có thủ tục, tính chất phức tạp hơn, điều kiện hưởng di chúc cũng khó khăn hơn và nếu xảy ra tranh chấp cũng khó áp dụng luật để giải quyết một cách rõ ràng.

Mời bạn xem thêm:

  • Di chúc bằng miệng có giá trị không?
  • Di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng đều có giá trị đúng không?
  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng có hợp pháp không?

Liên hệ ngay

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lập di chúc riêng của vợ chồng“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao; xin trích lục hồ sơ đất đai; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 1900.0191.

Facebook: www.facebook.com/lvngroup
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Người nào có quyền lập di chúc?

Người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Pháp luật cho phép lập di chúc viết tay bằng văn bản hoặc di chúc miệng.
Độ tuổi: Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự trọn vẹn theo hướng dẫn pháp luật Dân sự. Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi lập di chúc thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Tình trạng sức khỏe: Tại thời gian lập di chúc, người lập phải minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa, lừa dối hay ép buộc về lý trí. Di chúc miệng là sự phản ánh ý chí của người lập, do vậy họ phải hoàn toàn tự nguyện, nhận thức được hành vi của mình, và mọi trường hợp thiếu minh mẫn đều được coi là di chúc vô hiệu.

Di chúc miệng có người làm chứng có hiệu lực không?

Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi đáp ứng được những điều kiện quy định tại Khoản 5, điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015.

Di chúc là gì?

Di chúc, căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com