Năm 2022 khi chồng ngoại tình có được nuôi con không?

Kính chào LVN Group. Tôi và chồng đã kết hôn 6 năm có với nhau một người con chung. Nay do bất đồng trong cuộc sống, xảy ra nhiều mâu thuẫn, anh ta thường xuyên rượu chè đánh đập mẹ con tôi nên cả hai đã quyết định sẽ ly hôn. Hiện tại chưa thỏa thuận được việc ai là người sẽ nuôi con. Tôi còn phát hiện ra rằng anh ta ngoại vậy tôi có câu hỏi rằng khi chồng ngoại tình có được nuôi con không? Mong được Luật sư trả lời, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LVN Group. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Văn bản hướng dẫn

  • Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Ngoại tình được hiểu là thế nào?

Tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định về tội vi phạm chế độ một, một chồng, cụ thể:

“ 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người không có vợ, không có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được pháp luật Hôn nhân và Gia đình bảo vệ, cụ thể căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“ 2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc không có vợ, không có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Năm 2022 khi chồng ngoại tình có được nuôi con không?

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn; cha mẹ vẫn có quyền; nghĩa vụ trông nom; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo hướng dẫn của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Năm 2022 khi chồng ngoại tình có được nuôi con không?

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Vì vậy, theo hướng dẫn nêu trên, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo hướng dẫn của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Pháp luật cho phép vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Riêng đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vì vậy, việc sau khi ly hôn, ai là người nuôi con trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng.

Nếu trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án định đoạt dựa vào tuổi của con, nguyện vọng của con và quan trọng nhất là các điều kiện tốt nhất cho con về mọi mặt.

Đầu tiên, Tòa án sẽ xem xét tuổi của con. Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên sẽ xem xét nguyện vọng của con.

Sau đó, để đưa ra quyết định ai là người trực tiếp nuôi con, Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. .

Theo hướng dẫn tại điểm d mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần.

Thông thường, để đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của trẻ, người nuôi dưỡng trẻ cần có:

– Điều kiện về kinh tế: Có thu nhập tốt, ổn định, nhà cửa sẵn sàng để nuôi con;

– Điều kiện về tinh thần như quan tâm, yêu thương con, có thời gian chăm sóc, chia sẻ với con….

Vì vậy, dựa vào quy định có thể thấy rằng, việc đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con là cơ sở chủ yếu để Tòa án căn cứ vào nhằm đưa ra quyết định người nào có quyền trực tiếp nuôi con chứ không căn cứ vào việc người đó ngoại tình được không.

Bên cạnh đó, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng chỉ quy định, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Đồng thời, trong trường hợp của bạn thì bạn cũng có thể cung cấp cho Tòa án thấy được hành vi ngoại tình của chồng bạn dẫn đến bỏ bê con cái, thậm chí gây ra ảnh hưởng xấu tới tâm lý của con.

Tòa án sẽ dựa trên các quy định pháp luật và xem xét các căn cứ về điều kiện thực tiễn của bạn và chồng bạn trong việc đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con bạn vào thời gian giải quyết đó, và có thể đưa ra quyết định ai sẽ là người có quyền trực tiếp nuôi con.

Bài viết có liên quan:

  •  Quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
  • Cách nhập tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng
  • Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất

Liên hệ ngay:

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Năm 2022 khi chồng ngoại tình có được nuôi con không?”. LVN Group tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ cho khách hàng liên quan đến tư vấn hỗ trợ pháp lý về vấn đề mẫu tạm ngừng kinh doanh… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LVN Group thông qua số hotline 1900.0191 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Giải đáp có liên quan

Mức xử phạt đối với hành vi ngoại tình năm 2022 là bao nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, không có vợ hoặc không có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác

Một bên ngoại tình, khi ly hôn bên còn lại được hết tài sản không?

Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

Khi nào ngoại tình sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại Điều 182 Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
– Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm, phạt tù từ 03 tháng – 01 năm: Một trong hai bên/cả hai bên ly hôn; đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm.
– Phạt tù từ 06 tháng – 03 năm: Khiến vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; vẫn duy trì quan hệ khi đã có quyết định của Toà huỷ việc kết hôn/buộc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng trái luật

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com