Những điều cần biết khi ly thân

Đời sống hôn nhân luôn đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, trong đó, có vấn đề ly hôn, ly thân. Ly thân là một trong những sự lựa chọn hợp lý khi không thể tiếp tục chung sống với nhau. Nhưng có nhiều điều mà mọi người cần biết khi ly thâ. Sau đây, hãy cùng LVN Group tìm hiểu về vấn đề “Những điều cần biết khi ly thân” qua bài viết sau đây nhé!

Những điều cần biết khi ly thân

Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình thì cho đến hiện nay vẫn không có một khái niệm cụ thể nào lý giải thế nào là ly thân.Tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản: Ly thân là việc vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dứt.

Pháp luật của nhà nước ta không ghi nhận chế định ly thân, nên thuật ngữ này không có ý nghĩa về mặt pháp lí. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ trước đến nay, từ Luật hôn nhân và gia định năm 1959, năm-1986 và đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, đều không ghi nhận việc ly thân của vợ chồng. Vì vậy, nếu thực tiễn, vợ chồng yêu cầu Toà án công nhận ly thân thì các Toà án sẽ bác yêu cầu của họ. Nếu vợ chồng muốn sống riêng và yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì Toà án áp dụng quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại để giải quyết yêu cầu của vợ chồng.

Thủ tục ly thân

Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản hiện hành không có chế định về ly thân, cũng như không có bất kì các qui định nào của pháp luật về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ chồng. Hơn nữa ly thân cũng không phải là căn cứ bắt buộc trước khi giải quyết ly hôn. Do đó, bản chất của quá trình ly thân là việc chồng và vợ không cùng ở chung với nhau, ăn chung, sinh hoạt chung….

Việc ly thân giữa vợ và chồng không phải là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy bạn không thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly thân của mình. Quá trình ly thân do vợ chồng tự bàn bạc thỏa thuận. Vợ chồng có thể thỏa thuận việc ly thân bằng văn bản thông qua một mẫu đơn ly thân.

Đôi khi việc ly thân lại là một quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề xung đột giữa vợ và chồng, khi mâu thuẫn bị đẩy lên đến đỉnh điểm không thể nào giải quyết được thì hai bên cần có khoảng thời gian để suy nghĩ lại khắc phục sai lầm, ăn năn hối cải, hay là sửa đổi tính tình, để trong khoảng thời gian đó có thể quyết định tiếp tục sống với nhau hay quyết định ly hôn. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ giữa vợ và chồng, vì thế khoảng thời gian ly thân các bên vẫn có trọn vẹn quyền và nghĩa vụ đối với tài sản và con chung.

Dù ly thân trong khoảng thời gian bao lâu đi chăng nữa thì xét về mặt pháp luật, hôn nhân đó vẫn có giá trị pháp lý nên phát sinh quyền và nghĩa vụ với vợ chồng. Đây đơn thuần là thuật ngữ xã hội chứ không phải thuật ngữ pháp lý. Vì lẽ đó, khi muốn ly thân hai vợ chồng sẽ tự thương lượng thỏa thuận, thống nhất với nhau về các vấn đề có liên quan như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản và con chung phát sinh trong thời kỳ ly thân, trách nhiệm của hai bên vợ chồng đối với người thân và con cái, đặc biệt là vấn đề cấp dưỡng.Mặt khác không cần làm thủ bất kì thủ tục nào khác.

Những điều cần biết khi ly thân

Đơn xin ly thân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

Văn bản thỏa thuận ly thân

Tên của chồng , vợ

Năm sinh của chồng , vợ : ………………………………. Hiện cư ngụ tại: ……………..

Vào ngày …./…./… Tôi có kết hôn với anh, chị …… sinh năm ….. cư ngụ tại …….

Chúng tôi đăng ký kết hôn tại: ………………………………………..

Thời gian sống chung với nhau, chúng tôi có một cháu trai (gái) tên là …….. sinh năm …………

Trong cuộc hôn nhân này, chúng tôi thường xảy ra mâu thuẫn nhiều lần, nhưng không giải quyết được

Về nội dung thỏa thân ly thân

  • Tiền cấp dưỡng cho chồng hoặc vợ: mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng.
  • Tiền cấp dưỡng con cái: mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng.
  • Quyền nuôi con: vợ hoặc chồng thỏa thuận để một bên nuôi dưỡng, chăm sóc chon trong thời gian này
  • Quyền thăm nom: thời gian, số lần thăm…
  • Thỏa thuận về tài sản cá nhân
  • Thỏa thuận về các tài sản chung: do ai trực tiếp sử dụng, bảo quản…
  • Thỏa thuận về người chi trả thuế vụ
  • Thỏa thuận về việc trả nợ chung
  • Trách nhiệm của từng bên khi trong thời gian ly thân một bên phát sinh nợ
  • Thỏa thuận về việc vợ hoặc chồng có được được không được phép đến nơi công tác, chỗ ở của nhau
  • Các thỏa thuận khác…

Kính đơn./.

Chữ kí bên A Chữ kí bên B

….., Ngày,….tháng ,…năm

So sánh ly thân và ly hôn

Ly thân và ly hôn có nhiều điểm tương đồng, về biểu hiện của việc không còn chung sống với nhau, không có đời sống kinh tế chung, không có đời sống tinh thần chung, con cái cũng chia nhau nuôi… Nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt, phân biệt với ly hôn, cụ thể như sau:

Điểm giống nhau:

Căn cứ ly thân và ly hôn: Về cơ bản, căn cứ để có thể đi đến quyết định ly thân của hai vợ chồng đều giống với căn cứ để ly hôn. Khi mâu thuẫn vợ chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được tuy nhiên xét về mức độ trầm trọng thì chưa đến mức để đôi bên phải ly hôn.

Về mặt tình cảm của hai vợ chồng: Cả hai trường hợp này xét về mặt tình cảm của hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nồng với cuộc hôn nhân, đã đến mức không còn muốn chung sống không còn tôn trọng nhau và không muốn sinh hoạt cùng nhau như cặp vợ chồng khác.

Điểm khác nhau:

Về mặt nhân thân: Ly thân không được pháp luật quy định, không được tòa án chấp thuận khi giải quyết đơn ky thân Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý giống như trường hợp ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung của hai vợ chồng như không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế và không có đời sống tinh thần chung hoặc không giao tiếp với nhau,…

Về mặt thủ tục: Do không được pháp luật thừa nhận cũng như không có quy định một cách cụ thể giống như việc như ly hôn nên thủ tục ly thân sẽ do các bên vợ chồng tự thỏa thuận, sắp xếp mà không phải ra Tòa. Trường hợp vợ chồng có nhu cầu phân chia tài sản chung mà trước đó không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo hướng dẫn về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Vì vậy, khi vợ chồng không còn muốn tiếp tục chung sống với nhau thì không cần phải viết đơn xin ly thân cũng như thực hiện thủ tục xin ly thân như khi yêu cầu giải quyết ly hôn và quan hệ hôn nhân giữa họ cũng không chấm dứt như khi giải quyết ly hôn.

Bài viết có liên quan

  • Đất tái định cư có được bán không?
  • Có nên mua đất xen kẹt không?
  • Quy mô của doanh nghiệp tư nhân

Liên hệ ngay:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Những điều cần biết khi ly thân”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, trích lục bản án ly hôn …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 1900.0191.
FaceBook: www.facebook.com/lvngroup
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx

Giải đáp có liên quan

Chia tài sản trong thời kì ly thân thế nào?

Vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc chia tài sản nếu không thuộc các trường hợp không được phép chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân theo hướng dẫn của pháp luật. Nội dung của văn bản thỏa thuận bao gồm các thông tin cơ bản như: tên, tuổi, nơi ở của 2 vợ chồng, tài sản được chia, thỏa thuận chia, quyền và nghĩa vụ của các bên, thời gian việc chia tài sản có hiệu lực, các thỏa thuận khác và phải có chữ ký của hai vợ chồng. Việc chia tài sản phải lập thành văn bản phải được công chứng theo hướng dẫn của pháp luật.
Trong trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung, thì bên nguyên đơn có thể làm đơn yêu cầu phân chia tài sản chung gửi đến tòa án cấp quận, huyện nơi bị đơn đang cư trú để giải quyết việc phân chia tài sản theo đúng quy định pháp luật.

Ly thân bao lâu thì được ly hôn?

Quy định pháp luật không đặt ra bao nhiêu lâu các bạn mới có thể được ly hôn khi đang ly thân. Trong trường hợp này, chỉ cần chứng minh đời sống vợ chồng đang lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì đơn vị nhà nước đã thực hiện thủ tục ly hô rồi.

Hệ quả pháp lý của ly thân là gì?

Việc ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật.
Có nghĩa là, trong giai đoạn ly thân vợ hoặc chồng không có quyền kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác vì họ vẫn là người đang có vợ/có chồng.
Mặt khác, vợ chồng có thể thỏa thuận về việc nuôi dưỡng con cái, tài sản,.. trong thời kỳ ly thân.
Tuy nhiên, về mặt pháp luật hai bên vẫn có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com