1. Hạn chế cạnh tranh là gì?

Hành vi hạn chế cạnh tranh là Hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

Theo quy định tại Điều 11 Luật cạnh tranh 2018, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

  • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
  • Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
  • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

2. Phân loại hạn chế cạnh tranh

Thoả thuận hạn chế cạnh tranh được chia thành hai hình thức là: Thoả thuận theo chiều ngang (horizontal agreements) và thoả thuận theo chiều dọc (vertical agreements).

Thoả thuận theo chiều ngang là thoả thuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành hàng hoạt động trên cùng thị trường liên quan như thoả thuận giữa các nhà sản xuất hay giữa những nhà bán buôn hoặc giữa các nhà bán lẻ của những loại sản phẩm tương tự nhau. Thoả thuận theo chiều ngang được thực hiện giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau vấ có thể trực tiếp tăng khả năng khống chế thị trường của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận, điều đó làm tăng khả nằng của các doanh nghiệp ttong việc tính giá sản phẩm, dịch vụ của họ cao hơn mức giá thị trường và làm giảm phúc lợi xã hội. Thoả thuận theo chiều ngang phổ biến là thoả thuận liên quan đến ấn định giá mua bán hàng hoá, dịch vụ, phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường, thông đồng ttong đấu thầu, hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ. Các thoả thuận này được gọi là hard-core cartel – những thoả thuận gây nguy hại nhất cho cạnh ưanh làm cản trờ cạnh ưanh trên thị trường và bị xử lí theo nguyên tăc perse rule (mặc nhiên bị cấm khi cơ quan cạnh tranh xác định có hành vi thoả thuận theo chiều ngang đó xảy ra và không cần tìm hiêu các yếu tố khác).

Thoả thuận theo chiều dọc là các thoả thuận liên quan đến việc bán lại những sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp do đó nó diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm như thoả thuận giữa nhà sản xuất với nhà phân phối. Thoả thuận theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệp không phải là đối thủ của nhau mà là giữa các doanh nghiệp bổ trợ lẫn nhau và có thể là khách hàng của nhau. Vì thế, các thoả thuận theo chiều dọc thường không tạo ra khả năng khống chế thị trường.

Các thoả thuận theo chiều dọc phổ biến nhất có khả năng gây hạn chế cạnh tranh là các thoả thuận sau:

– Phân phối độc quyền theo lãnh thổ: Là thoả thuận theo đó nhà cung cấp đồng ý bán sản phẩm của mình cho duy nhất một nhà phân phối để bán lại trong địa bàn nhất định đồng thời nhà phân phối luôn bị hạn chế quyền bán sản phẩm ở các địa bàn độc quyền khác. Thoả thuận này có khả năng làm giảm cạnh tranh giữa các nhà phân phối cùng một thương hiệu sản phẩm và phân chia thị trường, do đó có thể khuyến khích cho việc phân biệt đổi xử về giá

– Giao dịch độc quyền: Là thoả thuận giữa người sản xuất (người bán) và người phân phối (người mua) trong đó người bán đặt điều kiện người mua không mua hàng từ đối thủ cạnh tranh của người bán. Thoả thuận này dẫn đến sự lựa chọn của người mua sẽ bị hạn chế và làm cho người bán khác sẽ bị loại khỏi thị trường.

– Buộc các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới phân phối của nhà sản xuất phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

– Thoả thuận ấn định giá bán lại: Là thoả thuận theo đó nhà sản xuất khuyến nghị giá bán lại đối với bên bán lại (ví dụ đưa ra mức giá bán lại cố định hoặc mức giá bán lại tối thiểu) hoặc yêu cầu bên bán lại phải tuân thủ mức giá bán lại tối đa. Thoả thuận này tạo ra mốc giá cho các bên bán lại, làm cho hầu hết hoặc toàn bộ bên bán lại sẽ phải tuân thủ mốc giá đó. Giá bán lại đề xuất hoặc tối đa sẽ khuyến khích các nhà phân phối thông đồng với nhau để ấn định giá bán hàng hoá, dịch vụ. (1). Thoả thuận án định giá bán lại có khả năng gây hạn chế cạnh tranh hay không hiện nay vẫn còn có tranh cãi giữa các nhà kinh tế, do đó nó có bị xử lí hay không rất khác nhau theo pháp luật của các nước.

– Trên cơ sở phân tích dưới giác độ kinh tế, người ta đã đi đến kết luận: Thông thường, các thoả thuận ngang sẽ gây nhiều tác động xấu đến môi trường cạnh tranh, đến sự vận hành của thị trường hơn là thoả thuận dọc.

3. Đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh

3.1. Về chủ thể

– Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan;

– Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải là những người liên quan của nhau theo pháp luật doanh nghiệp; không cùng trong một tập đoàn kinh doanh, không cùng là thành viên của tổng công ty. Những hành động thống nhất của tổng công ty, của một tập đoàn kinh tế hoặc của các công ty mẹ, con, không được pháp luật cạnh tranh coi là thỏa thuận bởi thực chất các tập đoàn kinh tế nói trên cho dù bao gồm nhiều thành viên cũng chỉ là một chủ thể thống nhất.

3.2. Về hình thức

Hình thức của thỏa thuận là sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp có thể công khai hoặc không công khai

Để xác định các hành động của một nhóm doanh nghiệp độc lập là thỏa thuận, cơ quan có thẩm quyền phải có đủ bằng chứng kết luận rằng giữa họ đã tồn tại một hợp đồng, bản ghi nhớ, các cuộc gặp mặt cho thấy đã có một thoả thuận công khai hoặc ngầm đồng ý về giá, về hạn chế sản lượng, phân chia thị trường. Một khi chưa có sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thì chưa thể kết luận có sự tồn tại của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải được hình thành từ sự thống nhất ý chí của các doanh nghiệp tham gia về việc thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh. Hình thức pháp lý của sự thống nhất ý chí không ảnh hưởng đến việc định danh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Do đó, chỉ cần hội đủ hai điều kiện là có sự thống nhất ý chí và các doanh nghiệp đã cùng thống nhất thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh là có thể kết luận đã có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho dù thỏa thuận đó bằng băn bản hay lời nói, thỏa thuận công khai hay thỏa thuận ngầm. Một thỏa thuận thậm chí không cần phải có hình thức pháp lý, ví dụ trong trường hợp các doanh nghiệp thỏa thuận ngầm hoặc cùng hành động phối hợp đã không tồn tại hình thức pháp lý nào.

3.2. Về nội dung

Nội dung của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường tập trung vào các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau như giá, thị trường, trình độ kỹ thuật, công nghệ, điều kiện ký kết hợp đồng và nội dung của hợp đồng.

Khi những nội dung của thỏa thuận được hình thành và thực hiện, thì các yếu tố nói trên sẽ trở thành tiêu chuẩn thống nhất không có cạnh tranh trên thị trường giữa những người tham gia thoả thuận. Nói cách khác, nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp thống nhất thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh.

Thứ nhất, có bằng chứng về sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp;

Thứ hai, các doanh nghiệp thỏa thuận cùng nhau thực hiện hành vi là có thể kết luận về sự tồn tại của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

4. Hậu quả pháp lý của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Hậu quả của hành vi hạn chế cạnh tranh, là làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường

Sự thống nhất ý chí đã liên kết các doanh nghiệp độc lập với nhau nhằm tạo nên sức mạnh chung trong quan hệ với khách hàng hoặc trong quan hệ cạnh tranh với những doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận. Thế nên hậu qủa đầu của thỏa thuận gây ra cho thị trường là xoá bỏ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp tham gia. Khi nội dung thỏa thuận được hình thành, tạo ra những tiêu chuẩn chung về giá, về kỹ thuật, về công nghệ, về điều kiện giao kết hợp đồng… các doanh nghiệp đang từ đối thủ cạnh tranh của nhau sẽ không còn cạnh tranh với nhau nữa. Bằng sức mạnh chung (nếu sự liên kết tạo nên sức mạnh thị trường) và bằng việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia có thể gây thiệt hại cho khách hàng khi đặt ra các điều kiện giao dịch bất lợi cho họ.

5. Một số ví dụ về thảo thuận hạn chế cạnh tranh

Ví dụ thoả thuận giữa hãng nước hoa nổi tiếng của Pháp Lancôme với các đại lí của mình trên toàn quốc về các điều kiện tham gia hợp đồng đại lí nếu thực hiện được thì mức độ gây ảnh hưởng đến thị trường phụ thuộc nhiều ở sức mạnh cạnh tranh của các hãng nước hoa khác. Trong khi đó, thoả thuận ngang giữa các hãng nước hoa với nhau về việc ấn định giá bán sản phẩm thì mức độ ảnh hưởng sẽ lớn, có thể sẽ “phá giá” nước hoa và làm các hãng nước hoa còn lại, nhất là các hãng có sức cạnh tranh không lớn lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Do đó, mức độ tác động của pháp luật đối với 2 loại thoả thuận này là không giống nhau. Thông thường sự tác động của pháp luật cạnh trạnh vào các thoả thuận dọc thấp hơn so với thoả thuận ngang. Ví dụ: Theo Điều 81 Hiệp định Rome về việc thành lập cộng đồng chung châu Âu thì thoả thuận theo chiều ngang sẽ bị cấm theo nguyên tắc cấm mặc nhiên (per se rule) trừ các thoả thuận nghiên cứu và phát triển (R&D). Các thoả thuận theo chiều dọc nhìn chung là đem lại hiệu quả cho quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm và chỉ bị cấm khi được thực hiện giữa một bên là nhà sản xuất có sức mạnh thị trường.

Ví dụ, theo quy định số 2790/1999 của EC hướng dẫn các trường hợp miễn trừ trong quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tại Điều 81 Hiệp định Rome thì thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc sẽ được miễn trừ khi thị phần của nhà cung cấp dưới 30% trên thị trường liên quan (trừ một số thoả thuận theo chiều dọc thuộc loại hard – core cartel thì không áp dụng miễn trừ này).(I)

Khác với quy định của pháp luật các nước như Hoa Kỳ hay các nước thuộc Liên minh châu Âu, Luật cạnh tranh của Việt Nam không có quy định về khái niệm“thoả thuận theo chiều ngang” và “thoả thuận theo chiều dọc”. Tất cả các thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể bị cấm được liệt kê tại Điều 11 Luật cạnh tranh. Tuy nhiên, về bản chất, Luật cạnh tranh Việt Nam đã có cách tiếp cận theo hướng phân biệt giữa “thoả thuận theo chiều ngang” và “thoả thuận theo chiều dọc”. Từ quy định tại Điều 12 Luật cạnh tranh năm 2018 thì có thể hiểu thoả thuận theo chiều ngang chính là thỏa thuận giữa các bên trên cùng thị trường liên quan và thoả thuận theo chiều dọc chính là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Như vậy, có thể hiểu rằng 11 loại thoả thuận quy định tại Điều 11 Luật cạnh tranh có thể là thoả thuận theo chiều ngang hoặc thoả thuận theo chiều dọc, tuỳ thuộc vào việc các đổi tượng tham gia thoả thuận có phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay không.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật cạnh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh – Công ty luật LVN Group (biên tập)