Sau 3 tháng tân binh có được dùng điện thoại không?

“Kính chào luật sư. Con tôi đi nghĩa vụ quân sự trong 3 tháng tân binh không được sử dụng. Vậy sau 3 tháng tân binh có được dùng điện thoại không? Con tôi tham gia nghĩa vụ quân sự thì sau khi xuất ngũ sẽ được những quyền lợi gì? Quy định hiện nay về vấn đề này thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ trả lời câu hỏi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Văn bản hướng dẫn

  • Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

Nội dung tư vấn

Sau 3 tháng tân binh có được dùng điện thoại không?

Trong 3 tháng đầu tiên khi tham gia nhập ngũ, các tân binh sẽ chủ yếu học bắn súng AK, ném lựu đạn, đánh thuốc nổ để cuối kỳ kiểm tra Tân binh, gọi là kiểm tra 3 tiếng nổ. Bên cạnh đó còn học đi điều lệnh, điều lệ, đi nghiêm; học 10 lời thề danh dự của Quân nhân; học chính trị dành cho Tân binh. Thời gian này, các tân binh sẽ không được sử dụng điện thoại.

Tuy nhiên, đối chiếu theo hướng dẫn tại Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm. Căn cứ:

  • Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
  • Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
  • Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

Vì vậy, quy định trên không nghiêm cấm khi tham gia nghĩa vụ sẽ không được sử dụng điện thoại. Theo đó, sau 3 tháng tân binh các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được phép sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, các tân binh phải tuân thủ các quy định chung của từng đơn vị mình phục vụ để đảm bảo kỷ luật và bí mật thông tin. Hiện nay, phần lớn các đơn vị đã hạn chế việc sử dựng điện thoại trong các giờ chấp hành quân lệnh, hoặc việc sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao, có thể hạn chế hoàn toàn việc sử dụng điện thoại. 

Sau 3 tháng tân binh có được dùng điện thoại không?

Các chế độ sau khi xuất ngũ được quy định thế nào?

Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

Một là, trợ cấp xuất ngũ một lần

Chính sách dành cho hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được quy định tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP. Bao gồm:

– Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội: được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo hướng dẫn của Chính phủ  tại thời gian xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ:

  • Dưới 01 tháng: không được hưởng trợ cấp;
  • Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng: hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;
  • Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng: hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

– Mặt khác, nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

– Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo hướng dẫn của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ;

– Được tổ chức buổi gặp mặt chia tay với mức chi 50.000 đồng/người; được tiễn đưa hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông), phụ cấp đi đường từ đơn về nơi cư trú.

Hai là, một số chế độ, chính sách khác

Điều 8 Nghị định 27/2016 quy định hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ còn được đãi ngộ như sau:

  • Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
  • Được hỗ trợ đào tạo nghề khi xuất ngũ theo hướng dẫn tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015.
  • Nếu trước khi nhập ngũ đang công tác tại đơn vị Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp đơn vị, tổ chức đã giải thể thì đơn vị, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp. Trường hợp đơn vị, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có đơn vị, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội với các đơn vị nhà nước có liên quan cùng cấp sẽ giải quyết việc làm.
  • Nếu trước khi nhập ngũ đang công tác tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với NLĐ của tổ chức kinh tế đó theo hướng dẫn của pháp luật; đơn vị BHXH địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng BHXH chịu trách nhiệm thanh toán chế độ BHXH theo hướng dẫn hiện hành.
  • Trường hợp được tiếp nhận vào công tác tại các đơn vị nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo hướng dẫn hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ của cơ sở kinh tế đó.
  • Trường hợp xuất ngũ do đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xuất ngũ khi có lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ khi về địa phương được ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

Có thể bạn quan tâm

  • Quy trình tham gia nghĩa vụ quân sự
  • Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu được vào thăm?
  • Học quân đội có được dùng điện thoại không?

Liên hệ ngay Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Sau 3 tháng tân binh có được dùng điện thoại không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin trích lục quyết định ly hôn; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 1900.0191.

Giải đáp có liên quan

Sức khỏe loại 4 có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3. Do đó khi bạn được kết luận là sức khỏe loại 4 thì bạn không đủ tiêu chuẩn để tham gia nghĩa vụ quân sự.

Con đi nghĩa vụ quân sự, bố mẹ được hưởng quyền lợi gì?

Khi con đi nghĩa vụ quân sự, bố mẹ cũng được hưởng nhiều quyền lợi:
– Hỗ trợ về nhà ở 03 triệu đồng/suất
– Trợ cấp ốm đau 500.000 đồng/người/lần
– Hỗ trợ mai táng 02 triệu đồng/người 
– Được cấp thẻ BHYT miễn phí

Độ tuổi hết đi nghĩa vụ quân sự đối với công dân nam hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Theo đó, công dân đủ 18 tuổi sẽ được gọi đi nghĩa vụ quân sự, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Trong trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ là cho đến hết 27 tuổi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com