1. Các trường hợp phải thanh tra, kiểm tra thuế

Căn cứ vào các Điều 109, Điều 110 Luật Quản lý Thuế năm 2019 thì các trường hợp phải kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế hoặc trụ sở của người nộp thuế được quy định như sau:

– Trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế:

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở của các cơ quan thuế sẽ được thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuế của doanh nghiệp nhằm đánh giá tính đầy đủ, tính chính xác các thông tin, các chứng từ có trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp.

+ Kiểm tra thuế ngay tại trụ sở của cơ quan hải quan sẽ được thực hiện nhằm kiểm tra, đối chiếu, so sánh các nội dung có trong hồ sơ thuế với các thông tin, các tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, các kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

– Trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:

+ Trường hợp mà hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; thuộc diện kiểm tra sau hoàn thuế đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.

+ Trường hợp mà hồ sơ thuế có nội dung cần phải làm rõ có liên quan đến số tiền thuế phải nộp, đến số tiền thuế được miễn, đến số tiền thuế được giảm, đến số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, đến số tiền thuế được hoàn, đến số tiền thuế không thu.

+ Trường hợp mà kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp phải khai hải quan theo các quy định của pháp luật về hải quan.

+ Trường hợp mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

+ Trường hợp mà được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề.

+ Trường hợp mà theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, của Thanh tra nhà nước, của các cơ quan khác có thẩm quyền.

+ Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi về loại hình doanh nghiệp, trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa hay chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển các địa điểm kinh doanh và những trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ các trường hợp giải thể, chấm dứt về hoạt động mà các cơ quan thuế không phải thực hiện về quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Điều 113 Luật Quản lý Thuế năm 2019 thì các trường hợp phải tiến hành thanh tra thuế bao gồm:

+ Khi mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

+ Để giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc là thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

+ Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở các kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.

+ Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, theo kết luận của Thanh tra nhà nước và các cơ quan khác có thẩm quyền.

 

2. Tạm ngừng hoạt động kinh doanh có bị thanh tra thuế, kiểm tra thuế không?

Tạm ngừng kinh doanh có nghĩa là tạm thời ngưng thực hiện hoạt động kinh doanh trong thời gian nhất định, cụ thể là không được vượt quá 02 năm. Đây chỉ là tạm thời ngừng chứ không phải là hoàn toàn ngừng hoạt động kinh doanh. Sau khi hết thời hạn tạm ngừng này, nếu doanh nghiệp vẫn muốn hoạt động kinh doanh thì vẫn được phép tiếp tục hoạt động theo quy định pháp luật. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động thì doanh nghiệp sẽ không được thực hiện bất kỳ hoạt động hay giao dịch nào mang tính sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ sau khi hết thời hạn tạm ngừng đã thông báo với cơ quan có thẩm quyền thì mới được thực hiện hoạt động như bình thường. Còn nếu sau khi tạm ngừng không muốn hoạt động nữa thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục giải thể hoặc chuyển nhượng.

Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tại khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, một trong những nghĩa vụ mà doanh nghiệp đó phải làm là nộp đủ số thuế còn nợ. Theo phần phân tích trên thì các trường hợp bị thanh tra, kiểm tra thuế sẽ không bao gồm có trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Vậy nên, chỉ khi trong thời gian tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp còn chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính nộp thuế với các cơ quan thuế thì doanh nghiệp đó mới có thể bị thanh tra thuế bởi tổ chức chuyên trách thực hiện trong công tác kiểm tra của cơ quan thuế.

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý thuế thì trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thì người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Trên thực tế, việc kiểm tra, việc thanh tra thuế phát sinh ở trong giai đoạn các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hầu như là do doanh nghiệp đó có rủi ro về thuế. Ví dụ như: cơ quan thuế phát hiện ra doanh nghiệp đó có sử dụng hoá đơn mua vào của doanh nghiệp bỏ trốn; hoặc doanh nghiệp đó có hiện tượng mua bán hoá đơn, thực hiện hành vi kê khống chi phí đầu vào; hoặc cơ quan thuế có thông tin doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng kinh doanh để né tránh các nghĩa vụ về thuế; … Khi đó, cơ quan thuế sẽ phải thực hiện việc quản lý rủi ro thông qua việc thực hiện thanh tra, kiểm tra.

Khi tiến hành thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì cơ quan thuế sẽ đánh giá doanh nghiệp có tuân thủ pháp luật thuế hay không, có tuân thủ về các thông tin, các chứng từ ở trong hồ sơ thuế có chính xác, đầy đủ hay không. Do đó, khi các doanh nghiệp nhận bất kỳ một thông báo về thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế ở trong thời gian doanh nghiệp đang thực hiện tạm ngừng kinh doanh thì việc các cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thuế là đúng với các quy định của pháp luật. Và doanh nghiệp trong trường hợp này có nghĩa vụ là phải chấp hành nội dung trên.

Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu của việc doanh nghiệp bị kiểm tra, thanh tra thuế phát sinh trong giai đoạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh là do chính doanh nghiệp có rủi ro về thuế. Và tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp đang trong tình trạng tạm ngừng hoạt động kinh doanh có rủi ro về thuế hay không sẽ chủ yếu dựa vào các tiêu chí như sau:

– Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp;

– Các thông tin nghiệp vụ ngay tại thời điểm ra quyết định để thực hiện phân loại người nộp thuế;

– Số lần mà các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, vì thế mà khi một doanh nghiệp mà thực hiện tạm ngừng kinh doanh bao nhiêu lần thì sẽ được cơ quan thuế cân nhắc để có thể phân loại về mức rủi ro về thuế, gồm các mức là rủi ro rất thấp, thấp, trung bình và cao và rất cao.

 

3. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Căn cứ vào Điều 107 Luật Quản lý thuế năm 2019 thì hoạt động kiểm tra thuế, thanh tra thuế phải được tiến hành trên một số nguyên tắc như sau:

– Áp dụng về quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế;

– Tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế, các quy định khác của pháp luật mà có liên quan và tuân thủ đúng mẫu biểu thanh tra, kiểm tra, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

– Không được cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế;

– Khi tiến hành kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế sẽ phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra;

– Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm để đánh giá tính đầy đủ, tính chính xác, trung thực những nội dung các chứng từ, các thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã thực hiện khai, nộp, xuất trình với các cơ quan quản lý thuế; đánh giá về việc tuân thủ pháp luật về thuế và các quy định khác của pháp luật mà có liên quan của người nộp thuế nhằm để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật. 

Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.0191 hoặc gửi email trực tiếp tại: Tư vấn pháp luật qua Email để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật LVN Group.