Luật Nhà ở mới nhất là một trong những điều quan tâm của rất nhiều người. Mọi thành phần trong giao dịch mua bán bất động sản nhà ở đều phải nắm rõ luật này. Chúng đóng vai trò cần thiết, tạo nên sự thành công của những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện nay. Sau đây là: Quy định pháp luật về kinh doanh nhà ở
Luật Nhà ở mới nhất là luật gì?
Luật nhà ở mới nhất 2023 là những điều luật, quy định của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến nhà ở. Căn cứ là những điều khoản liên quan đến việc sở hữu, mua bán, sử dụng hoặc xây dựng nhà ở của cá nhân, hộ gia đình hoặc các tổ chức kinh doanh.
Từ trước đến nay, luật pháp luôn luôn là điều không thể thiếu trong xã hội. Thời đại khác nhau, luật pháp có thể khác nhau. Lĩnh vực khác nhau, luật quy định cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nó đều hướng đến mục đích chung là đưa người dân vào quy củ; thực hiện hành vi một cách chuẩn mực. Đây là một trong những yếu tố tất yếu giúp xã hội ổn định và phát triển.
Luật Nhà ở mới nhất và các văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng hiện nay
Luật nhà ở mới nhất chính là bộ luật quy định về các vấn đề liên quan tới nhà ở áp dụng mới nhất hiện nay. Chúng bổ sung hoặc thay thế cho những bộ luật đã được ban hành trước đó.
Quy định chung
Hiện nay, các vấn đề sở hữu, giao dịch, phát triển, quản lý,… nhà ở được thực hiện dựa trên Luật Nhà ở năm 2014. Bộ luật chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Và đây cũng là Luật nhà ở mới nhất, áp dụng cho tới hiện nay. Bộ luật thay thế hoàn toàn cho Luật Nhà ở năm 2005 cũng như Luật sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở năm 2009
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật nhà ở mới nhất 2023
Bên cạnh Luật Nhà ở 2014, đơn vị Nhà nước còn ban hành theo các văn bản hướng dẫn thi hành. Những văn bản này sẽ giúp người dân hiểu, thực hiện và áp dụng một cách đúng nhất. Cũng như giúp các đơn vị chức năng quản lý đúng theo hướng dẫn chung trong Luật Nhà ở 2014.
- Nghị định 30/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở có hiệu lực 15/5/2019.
- Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Luật Nhà ở và Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở.
Các quy định khác về nhà ở
Bên cạnh các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở trên còn rất nhiều quy định cho từng lĩnh vực nhà ở. Như:
- Các quy định về chính sách, chiến lược phát triển nhà ở: quyết định 76/2004/QĐ-TTg, quyết định 2127/QĐ-TTg, thông tư 27/2016/TT-BXD, nghị định 117/2015/NĐ-CP,…
- Quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội: quyết định 370/QĐ-TTg, quyết định 18/2018/QĐ-TTg,…
- Quản lý chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình xây dựng: nghị định 46/2015/NĐ-CP, nghị định 59/2015/NĐ-CP, thông tư 26/2016/TT-BXD,…
- Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, thế chấp tài sản là nhà ở: thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT, thông tư 07/2019/TT-BTP,…
- Thủ tục hành chính liên quan đến nhà ở: quyết định 29/2006/QĐ-BXD, thông tư 08/2016/TT-BXD,…
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực nhà ở: nghị định 26/2013/NĐ-CP, nghị định 139/2017/NĐ-CP, nghị định 91/2019/NĐ-CP,…
- Quy định về lệ phí trước bạ, bảng giá cho thuê nhà ở: nghị định 20/2019/NĐ-CP, quyết định 17/2008/QĐ-TTg,…
Những điều cần nắm khi đọc hiểu văn bản Luật nhà ở mới nhất 2023
Có nhiều người hiểu được vai trò của Luật nhà ở trong quá trình kinh doanh, đầu tư của mình. Thế nhưng, việc đọc hiểu văn bản pháp luật này với không ít người là điều khá khó khăn. Sau đây là những điều cơ bản, bạn cần nắm được khi đọc văn bản pháp luật nói chung, Luật nhà ở nói riêng.
Phạm vi điều chỉnh
Khi có trong tay một văn bản pháp luật, bạn đừng vội vã đọc ngay vào những nội dung điều luật, quy định bên trong. Thay vào đó, bạn hãy xem phạm vi điều chỉnh của chúng. Thường phạm vi này sẽ có ngay tại điều 1 của các văn bản.
Như trong Luật Nhà ở 2014, phạm vi điều chỉnh là:
- Quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở;
- Giao dịch về nhà ở;
- Quản lý Nhà nước về nhà ở tại Việt Nam;
- Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Từ phạm vi điều chỉnh này, bạn sẽ biết được điều mình cần tìm có nằm trong bộ luật này được không.
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng chính là quy định về các chủ thể sẽ chịu sự điều chỉnh hoặc không điều chỉnh trong văn bản pháp luật đó. Tại Luật Nhà ở 2014, phạm vi áp dụng rất lớn. Từ các cá nhân, hộ gia đình đến các tổ chức có sở hữu, liên quan đều chịu sự quản lý.
Hơn nữa, trong văn bản này không hề có điều mục ngoại lệ. Do đó, tính chất, đối tượng áp dụng càng rộng hơn rất nhiều luật khác.
Điều khoản chuyển tiếp
Điều khoản chuyển tiếp chính là một nội dung rất cần thiết trong Luật Nhà ở 2014. Đọc, hiểu điều khoản này sẽ giúp bạn áp dụng luật một cách chính xác.
Như tại điều 182 trong luật này, chúng ta sẽ thấy những thông tin bổ ích. “Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lựa thì không phải thực hiện phê duyệt lại theo hướng dẫn của Luật này. Trừ trường hợp thuộc diện phải điều chỉnh lại nội dung của dự án do Nhà nước điều chỉnh lại quy hoạch đã phê duyệt. Hoặc trường hợp phải dành diện tích đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội hoặc phải dành diện tích nhà ở xã hội để cho thuê theo hướng dẫn của Luật này….”
Các lưu ý khi mua nhà để đảm bảo đúng quy định về Luật nhà ở mới nhất hiện nay
Bất kỳ lĩnh vực nào đều cần tuân thủ luật pháp. Khi mua nhà ở cũng không ngoại lệ, bạn cần nghiêm túc tuân thủ các điều khoản luật pháp trong lĩnh vực nhà ở để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như tính pháp lý cho nhà ở.
- Trong quá trình mua nhà, phải thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật. Không nên có suy nghĩ lách luật vì hậu quả về sau không những khiến bạn tổn thất nặng nề về mặt tài sản mà còn có thể vướng vào vòng lao lý.
- Chỉ nên mua nhà ở có giấy tờ rõ ràng. Những ngôi nhà không có giấy tờ hoặc không rõ ràng về mặt pháp lý thường được rao bán với giá rất rẻ. Do đó, đừng vội ham rẻ mà dẫn đến những rắc rối sau này. Trước khi quyết định mua nhà, bạn nên yêu cầu chủ nhà cho xem giấy tờ minh bạch của ngôi nhà, giấy tờ sẽ là công cụ bảo vệ bạn trước pháp luật. Mọi trao đổi nên căn cứ trên hợp đồng, không nên cam kết bằng miệng.
- Sang tên, sang quyền sở hữu và sử dụng một cách nhanh chóng: đây là cột mốc đánh dấu việc bạn chính thức trở thành chủ sở hữu của căn nhà này. Do đó, nên tiến hành bước này nhanh chóng để hợp lệ trong pháp luật !.