Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Mỹ theo quy định hiện hành

Thị trường bất động sản du lịch Hoa Kỳ hiện nay cũng có một xu hướng là đầu tư khách sạn cao cấp. Đây là những khách sạn lớn, cho thuê ngắn hạn. Chúng ta có dạng như chung cư cao cấp nhưng quản lý dưới dạng khách sạn. Ví dụ, những tầng thấp sẽ là khách sạn, ở trên cao sẽ là chung cư. Những nhà đầu tư có thể mua những căn hộ trên đó và cho Ban quản lý ở đó thuê lại và cho khách du lịch thuê.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Mỹ theo hướng dẫn hiện hành

1. Khái quát chung về quyền sở hữu

Theo pháp luật Hoa Kỳ, tài sản được chia thành bất động sản (real property hoặc realty) và động sản (personal property hoặc personalty). Mặt khác, pháp luật Hoa Kỳ cũng phân chia tài sản thành tài sản hữu hình (tangible property) và tài sản vô hình (intangible property). Quyền sở hữu (property rights) bao gồm:

(1) Quyền chiếm hữu; (2) Quyền sử dụng; (3) Quyền độc quyền; (4) Quyền định đoạt. Về cách thức sở hữu, ngoài trường hợp sở hữu riêng (single ownership) bao gồm sở hữu của một cá nhân, hợp danh, công ty hoặc tập đoàn thì pháp luật Hoa Kỳ cũng có quy định về đồng sở hữu. Đồng sở hữu bao gồm sở hữu hợp nhất, sở hữu chung, sở hữu toàn phần và sở hữu chung hợp nhất.

2. Quy định của Mỹ về Bất động sản

Bất động sản là đất đai bao gồm mặt đất và những vật gắn với liền với mặt đất bao gồm các công trình xây dựng hoặc cây cối và những vật dưới mặt đất, như khoáng sản và vùng không gian phía trên mặt đất.

2.1 Các quyền của chủ sở hữu bất động sản

Theo pháp luật của các bang, chủ sở hữu bất động sản có các quyền sau:

(1) Quyền hưởng dụng bất động sản (quiet enjoyment): Người sở hữu bất động sản có quyền chiếm hữu và quản lý bất động sản. Quyền này còn bao gồm việc không cho phép người khác xâm nhập bất hợp pháp vào bất động sản của người sở hữu.

(2) Quyền đối với khoáng sản trong lòng đất: Chủ sở hữu bất động sản có quyền khai thác tất cả dầu, khí đốt từ giếng được khoan trên đất của mình mặc dù khí đốt hoặc dầu có thể được dẫn từ đất của người khác miễn rằng khi khoan giếng chủ sở hữu bất động sản không bất cẩn gây ra cháy, nổ và hút một lượng dầu hoặc khí đốt lớn từ lòng đất thuộc bất động sản của người khác.

(3) Quyền đối với nước: Đối với nước ngầm, các bang phía Đông nơi mà nước dồi dào, áp dụng nguyên tắc bắt được (the rule of capture). Theo đó, chủ sở hữu khu đất có quyền lấy và sử dụng nước ngầm ở dưới mặt đất thuộc quyền sở hữu miễn là không thuộc trường hợp bất cẩn hoặc có ý định xấu. Ở các bang ở phía Tây và một số bang ở phía Đông, nơi mà nước khan hiếm, chủ sở hữu khu đất nơi có nước ngầm có quyền bơm nước để sử dụng hợp lý mà không bị giới hạn về khối lượng. Chủ sở hữu có quyền vận chuyển nước đi nơi khác chỉ khi những người xung quanh không bị tổn hại. Nước bề mặt thuộc quyền sở hữu của người bắt được và được sử dụng miễn là không gây tổn hại cho chủ sở hữu ở khu đất thấp hơn. Một số bang của Hoa Kỳ cho phép chủ sở hữu được thoát nước bề mặt nhưng phải hợp lý và tránh những tổn hại không cần thiết hoặc quá lớn. Nhiều bang không cho phép chủ sở hữu được nắn dòng chảy dẫn đến gây tổn hại cho chủ sở hữu khu đất ở phía trên hoặc ở phía dưới. Một số bang cho phép nắn dòng chảy nhưng phải hợp lý. Chủ sở hữu các khu đất gần sông, suối, hồ có quyền sử dụng nước ở sông, suối, hồ một cách hợp lý.

2.2 Trường hợp quyền sở hữu bất động sản bị hạn chế

Tuy nhiên, trong một số trường hợp quyền của chủ sở hữu bất động sản bị hạn chế. Quyền của chủ sở hữu bất động sản có thể bị hạn chế bởi các trường hợp sau:

(1) Quyền địa dịch (easement): Quyền địa dịch là quyền của người không phải là chủ sở hữu bất động sản được sử dụng một phần của bất động sản cho mục đích cụ thể. Quyền địa dịch có thể phát sinh theo thỏa thuận của các bên hoặc theo hướng dẫn của pháp luật. Trong thời hạn quyền địa dịch có hiệu lực, chủ sở hữu bất động sản không có quyền ngăn cản người hưởng quyền địa dịch sử dụng bất động sản theo phạm vi của quyền địa dịch. Quyền địa dịch chấm dứt khi hết hạn hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.

(2) Cấp phép (license): Chủ sở hữu bất động sản cho phép người khác sử dụng bất động sản theo cách thức nhất định. Chủ sở hữu bất động sản có thể rút lại cấp phép tại bất kỳ thời gian nào.

(3) Cam kết (covenants and equitable servitudes): Đây là những cam kết của chủ sở hữu bất động sản liên quan đến việc sử dụng bất động sản. Các cam kết này thường có trong các hợp đồng hoặc văn tự về bất động sản hoặc trong các bản kế hoạch. Ví dụ, các chủ sở hữu của các lô bất động sản trong một khu vực cùng cam kết xây dựng nhà cùng độ cao, cùng màu sơn…

Khi chiếm hữu và sử dụng bất động sản, chủ sở hữu bất động sản không được gây ảnh hưởng (nuisance) đến các chủ sở hữu bất động sản liền kề và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.3 Các quy định của pháp luật về quản lý đất đai

Các quy định pháp luật về quản lý đất đai phần lớn do các bang và địa phương ban hành. Các quy định của pháp luật chủ yếu điều chỉnh về quy hoạch khu vực (zoning), quy hoạch bộ phận (subdivision), quản lý xây dựng, bản đồ chính thức và thu hồi đất.

(1) Quy hoạch khu vực nhằm mục đích bảo đảm an toàn, sức khỏe cho cộng đồng và các mục đích khác. Vì vậy, thành phố hoặc địa phương được chia thành nhiều khu vực có chức năng khác nhau, ví dụ khu công nghiệp nặng, khu công nghiệp nhẹ, khu thương mại, khu cư trú. Việc quy hoạch khu vực phải tuân thủ quy hoạch tổng thể (comprehensive plan).

(2) Quy hoạch bộ phận: Các quy định về quy hoạch bộ phận điều chỉnh việc người kinh doanh bất động sản (developer) chia khu đất thành nhiều mảnh đất nhỏ. Bản quy hoạch bộ phận phải được gửi đến đơn vị có thẩm quyền địa phương để xem xét sự kết nối giữa các mảnh đất được chia với các công trình công cộng như đường và các tiện ích công cộng khác. Mặt khác, ở một số bang, chính quyền địa phương có thể yêu cầu người kinh doanh bất động sản dành một phần đất cho mục đích công cộng như trường học, công viên…

(3) Quản lý xây dựng: Ở nhiều địa phương, việc xây dựng hoặc phá hủy công trình xây dựng phải được cấp giấy phép. Phương pháp xây dựng phải tuân thủ theo các quy chuẩn xây dựng được ban hành bởi chính quyền địa phương.

(4) Bản đồ chính thức: Trên bản đồ chính thức, chính quyền địa phương xác định các khu đất xây dựng đường thì không ai được xây dựng trên khu đất đã được xác định bởi chính quyền.

(5) Thu hồi đất (eminent domain): Vì mục đích công cộng, chính quyền Liên bang, chính quyền bang và chính quyền địa phương có quyền thu hồi đất và phải bồi thường cho chủ sở hữu đất. Mức bồi thường được xác định dựa trên giá thị trường của khu đất.

3. Kinh nghiệm quản lý đất đai của Mỹ

Nước Mỹ có diện tích tự nhiên khoảng 9,4 triệu km2, dân số hơn 300 triệu, đất đô thị chuyên dùng chiếm 11,9% diện tích tự nhiên. Là một quốc gia phát triển, Mỹ có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất. Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai; các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy, các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội. Mặc dù công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi… Về bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ cũng chỉ tương đương quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

4. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Mỹ

Ở Hoa Kỳ, người dân có quyền sở hữu đất đai và cũng có quỹ đất thuộc về chính phủ. Do đó, Một người ở bên đó muốn mua đất hay mua nhà, trước tiên, họ  thường tiếp xúc một hãng bảo hiểm, để được gửi tới cho họ một dịch vụ bảo hiểm quyền sở hữu trên miếng đất muốn mua. Khi hãng bảo hiểm muốn gửi tới dịch vụ này, họ sẽ điều tra mảnh đất đang thuộc quyền sở hữu của ai và trước đó, ai là người sở hữu; mảnh đất có bị thế chấp không; có nợ thuế Chính phủ không.

Nếu mảnh đất hoăc người đang sở hữu mảnh đất đang nợ thuế Chính phủ hoặc đang thế chấp, cầm cố cho một ngân hàng nào đó, hãng bảo hiểm yêu cầu người muốn mua mảnh đất phải giải quyết tất cả những vấn đề rắc rối trước.

Phần lớn các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Hoa Kỳ đều sở hữu vốn tự có rất cao

Bên cạnh đó, khi người dân muốn mua đất nông nghiệp để cày cấy, dù làm ruộng hay sản xuất kinh doanh, họ sẽ đến ngân hàng để vay tiền. Khi đến vay ngân hàng, đơn vị này có một hãng bảo hiểm, hãng này điều tra trước nhất là tình trạng pháp lý của mảnh đất rồi cho vay. Chính sách hỗ trợ vay cho ngành nông nghiệp tại Hoa Kỳ rất dễ dàng và ưu đãi.

Mặt khác, doanh nghiệp nông nghiệp còn huy động vốn bằng trái phiếu hay thị trường chứng khoán. Nguồn vốn của họ đa dạng và đảm bảo. Bên cạnh đó, Chính phủ hay chính quyền tại các Bang còn hỗ trợ cả phần đầu ra của ngành nông nghiệp. Họ bảo trợ rất tốt cho sản phẩm khiến người nông dân an tâm, vừa được cả đầu vào, vừa đảm bảo đầu ra.

Phần lớn các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Mỹ đều sở hữu vốn tự có rất cao. Họ huy động vốn trên thị trường chứng khoán nhiều hơn là vay ngân hàng. Vì quy mô lớn, họ có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường tài chính bên Hoa Kỳ rất rộng lớn, không giới hạn trong một vài ngân hàng. Thông thường, doanh nghiệp chỉ lựa chọn ngân hàng để vay vốn lưu động. Còn vốn trung và dài hạn sẽ đến từ nguồn chứng khoán, phát hành trái phiếu và cổ phiếu.

Mỹ là một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn vào tốp đầu thế giới, có diện tích lớn hơn Việt Nam 30 lần, dân số hơn gần 4 lần và có một xã hội dân sự khoáng đạt. Tuy nhiên, xã hội Mỹ gần như không có những tình trạng bất ổn, bức xúc xung quanh vấn đề đất đai.  Chúng ta có thể học hỏi xem Mỹ thực hiện chính sách quản lý đối với đất đai nói riêng và bất động sản nói chung thế nào, để đạt được lợi ích tối ưu cho nền kinh tế và toàn xã hội.

Trước hết là chính sách tự do thương mại rất cởi mở đối với vấn đề đất đai và bất động sản.  Mọi người, kể cả người ngoại quốc, miễn có đủ điều kiện tài chính, đều có quyền mua bán, sở hữu đất đai, bất động sản tại Mỹ. Thủ tục mua bán công khai, rõ ràng, minh bạch. Quyền sở hữu bất động sản, hay sở hữu tài sản nói chung là bất khả xâm phạm, ngoại trừ những trường hợp vi phạm pháp luật.  

Đặc biệt, vấn đề sở hữu, thương mại và quản lý bất động sản ở Mỹ không hề hạn chế hay phân biệt đối với người nước ngoài. Điều kiện tự do này khiến một số người nghĩ là một kẽ hở để cho người ngoại quốc, nhất là từ những quốc gia không thân thiện, có thể… thôn tính nước Mỹ.

5. Quy trình các bước để mua nhà

Quy trình các bước để mua nhà

Người Việt nên nghiên cứu thêm về kinh nghiệm mua nhà ở Mỹ và chuẩn bị các bước mua nhà trả góp ở Mỹ dưới đây sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả trong quá trình mua nhà:

Xác định địa điểm mua nhà

Mỹ là đất nước có lãnh thổ rộng lớn với 50 tiểu bang và 20.000 thành phố. Việc mua nhà ở đâu sẽ phụ thuộc vào công việc, khả năng tài chính, mục đích sử dụng của mỗi người. Ví dụ: Muốn tốt cho việc học tập của con cái thì các trung tâm giáo dục uy tín ở Mỹ có thể kể đến như Washington State, California, Texas, Oregon,…Riêng đối với các nhà đầu tư, thì thường hướng đến thuận tiện cho việc kinh doanh phát triển, vì vậy nên lựa chọn như thành phố có tiềm năng kinh tế lớn như California và New York. Nếu như bạn muốn có nơi lý tưởng để sống cuộc sống thoải mái thì những thành phố có nhiều cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn như Hawaii, San Diego, Los Angeles, San Francisco,…

Chuẩn bị ngân sách

Để có thể dễ dàng thực hiện mua nhà ở Mỹ, bạn cần phải xác định khả năng đủ để mua căn nhà. Tuy nhiên, chủ yếu ngân hàng sẽ nhìn vào thu nhập, tín dụng và nợ để xác định những loại cho vay. Bạn phải có thu nhập ổn định, các khoản thanh toán không vượt quá 38% tổng thu nhập hàng tháng của bạn. Bạn sẽ cần có một khoản tiền mặt để thanh toán phí hợp đồng và trả trước 20% giá trị ngôi nhà.

Tìm nhà môi giới bất động sản uy tín

Mua nhà ở Mỹ khác với ở Việt Nam là chúng ta cần thông qua một đại lý. Nhà môi giới bất động sản sẽ giúp bạn hoàn thiện các thủ tục và giấy tờ mua nhà một cách nhanh chóng nhất. Cũng như để tránh trường hợp bị lừa đảo, tránh các thủ tục rườm rà không cần thiết.

Thỏa thuận và làm hợp đồng

Sau khi tìm thấy ngôi nhà mình muốn, bạn cần thỏa thuận với đại lý của mình để có được giá tốt từ phía người bán. Sau khi thỏa thuận được chấp nhận, môi giới của người bán sẽ lên hợp đồng. Xem xét các điều khoản hợp đồng mua nhà tại Mỹ sẽ giúp bạn có những kiến thức cần thiết trước khi mua nhà. Bạn cần phải chắc chắn các điều khoản như căn nhà có bị hỏng hóc không? Các quyền lợi về thanh lý hợp đồng có được đảm bảo được không? Xem xét các điều khoản có vi phạm không để có những giải pháp phù hợp.

Thuê người thẩm định ngôi nhà

Bạn cần phải biết tình trạng ngôi nhà của mình trước khi trả tiền mua nó. Vì vậy, cần có một người thẩm định riêng về các vấn đề tổng thể của ngôi nhà, vật liệu, hệ thống điện và lò sưởi,…vv. Có thể bạn sẽ cần người bán sửa chữa một số vấn đề về ngôi nhà trước khi bạn chuyển đến.Từ đó bạn có thể thỏa thuận kỹ hơn với người bán. Thông thường sẽ mất hơn hai giờ và chi phí khoảng 300$ đến 1000$.

Ký hợp đồng và kết thúc

2 bên sẽ ký kết hợp đồng. Bạn cần thanh toán những chi phí để mua nhà cho bên môi giới, thẩm định của mình. Ngay sau đó, bạn có thể chuyển đến ngôi nhà mới của mình bất cứ lúc nào bạn muốn.

Để mua nhà ở Mỹ có rất nhiều vấn đề cần chuẩn bị và nghiên cứu trước. Để không bị bỡ ngỡ và phải thực hiện nhiều thủ tục rườm rà và chi trả nhiều loại chi phí khác nhau, bạn cần nghiên cứu thật kỹ các thông tin và chuẩn bị nền tảng tài chính trước khi quyết định mua một căn nhà. Hoặc hãy liên hệ với Viva Consulting, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất.

6. Một số thủ tục pháp lý khi mua nhà ở Mỹ

Người nước ngoài hay người Việt mua nhà ở Mỹ đều phải thực hiện những thủ tục pháp lý như sau:

Văn kiện ràng buộc (binder): Được thiết lập ngay khi người mua và người bán thương lượng xong giá cả. Đây là hợp đồng đầu tiên trước ngày chính thức đóng hồ sơ mua bán nhà. Văn kiện này bao gồm địa chỉ ngôi nhà, tên 2 bên mua bán, giá bán thoả thuận cùng với nguồn tài trợ cho vay tiền khác,… Thời hạn của văn kiện ràng buộc từ lúc người mua viết chi phiếu đóng tiền cọc cho tới ngày thực sự ký kết đóng hồ sơ thường kéo dài từ 30-90 ngày. (Theo Hiệp hội Quốc gia Các nhà bất động sản Mỹ (NAR))

Các thủ tục pháp lý mua nhà ở Mỹ

Hồ sơ mua bán nhà (closing sale contract): Được thiết lập tại một công ty lập văn tự (title company) – Công ty làm hồ sơ mua bán nhà đất tại Mỹ. Hồ sơ này gồm có mọi giấy tờ liên quan đến người mua, thông tin người bán, hợp đồng mua nhà, các loại giấy chứng nhận cần thiết. Đây là hồ sơ dùng để trao đổi và ký kết giữa 2 bên dưới sự chứng kiến của luật sư 2 bên mua bán.

Ðiều khoản xác nhận chuyển chủ quyền sẽ giúp người mua lấy được một bản báo cáo về lịch sử chủ quyền (title report) của ngôi nhà. Người mua cần phải đọc kỹ lịch sử chủ quyền ngôi nhà, tốt hơn hết nên nhờ một luật sư chuyên môn về Luật Tài Sản và Ðịa Ốc xem xét kỹ để truy ra những vấn đề có thể khiến ngôi nhà vướng vào những rắc rối; người mua phải biết chắc chắn mình bỏ một món tiền lớn để mua lấy một ngôi nhà có giá trị tương đương.

Để đảm bảo cho mọi nguy cơ có thể xảy ra đối với ngôi nhà, người mua nhà cần phải mua bảo hiểm liên đới (liability insurance) và bảo hiểm văn tự. Đây chính là cách mua nhà ở Mỹ an toàn và đảm bảo không xảy ra những rủi ro trong tương lai.

7. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Mỹ theo hướng dẫn hiện hành

7.1 ‌Thuế tài sản hay thuế bất động sản tại Mỹ

Được chi phối bởi Luật thuế liên bang và tiểu bang. Ở một số khu vực, người sở hữu bất động sản có thể sẽ chi trả thêm một số loại thuế và phí khác như thuế phát triển hạ tầng mello-roos, phí hiệp hội dân cư HOA.

7.2 ‌Thuế liên bang áp dụng đồng nhất trên toàn lãnh thổ Mỹ

Trong lúc đó, mỗi tiểu bang có một luật thuế riêng, nhưng nói chung thì chỉ trừ một vài tiểu bang đặc biệt, hầu hết các tiểu bang đều có các loại thuế và mức thuế tương tự như nhau.

Tại Mỹ, khi mua nhà Mỹ hoặc bất động sản thương mại, người mua không phải trả thuế mua bán chuyển nhượng.

Tiền thuế phải chi trả không có sự chênh lệch giữa giao dịch bằng tiền mặt và chuyển khoản và cũng không có sự khác nhau giữa công dân Mỹ và người ngoại quốc.

Người mua sẽ chi trả các loại lệ phí thủ tục cho công ty dịch vụ pháp lý chuyển nhượng escrow.

Các loại lệ phí này sẽ vào khoảng 0.5% giá bán, ví dụ nếu mua căn nhà khoảng 300.000 USD, người mua cần trả phí 1.500 USD.

‌Thuế nhà đất ở Mỹ vào khoảng 1-5%/năm

Theo thống kê 2018 của công ty nghiên cứu dữ liệu bất động sản Attom Data Solution, hiện nay bang Texas là nơi có mức thuế nhà đất thấp nhất Hoa Kỳ.

Thuế lợi tức liên bang lẫn tiểu bang vào khoảng từ 12-20% lợi nhuận ròng, Net Income, tức là tiền thuê nhà trừ cho tất cả chi phí.

Nếu người mua nhà nhưng không cho thuê, căn nhà không tạo ra thu nhập thì không phải chịu khoản thuế này.

Nếu người mua vay tiền ngân hàng, thì lãi suất tiền vay sẽ được trừ vào lợi nhuận thu được, do đó số tiền đóng thuế sẽ thấp hơn.

7.3 ‌Thuế đối với người bán nhà tại Mỹ

Người mua không phải đóng thuế khi chuyển nhượng, nhưng người bán, ngoài chi phí thủ tục khoảng 0,5% trên giá bán, sẽ còn phải đóng khoản thuế lợi tức, nếu như có lãi.

Có vài mức thuế lợi tức, tùy thuộc vào hoàn cảnh người bán và đặc điểm tài sản kinh doanh.

Nói chung vào khoảng 12-18% trên giá trị lợi nhuận ròng, net profit – tức giá bán trừ cho chi phí mua bán và tất cả chi phí bảo trì, sửa sang, cải tạo trong suốt dòng đời của tài sản này.

Tóm lại, dù là mua nhà ở Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào, người mua cần phải xem xét kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến ngôi nhà và thủ tục pháp lý. Nếu là mua nhà để đầu tư thì nên lựa chọn những ngôi nhà có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất.

8. Các câu hỏi thường gặp

8.1 Mua nhà ở mỹ cần điều kiện gì với người Việt?

Luật pháp Mỹ cho phép người nước ngoài sở hữu nhà vĩnh viễn. Và cách đơn giản nhất để người Việt Nam mua nhà ở Mỹ chính là trả toàn bộ tiền mặt cho căn nhà. Trong trường hợp người Việt không đủ khả năng chi trả thì người mua nhà cần thế chấp và đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Trả trước 20% giá trị căn nhà.
  • Điểm tín dụng của người mua nhà từ 720 điểm trở lên.
  • Đã sống tại Mỹ tối thiểu 02 năm.
  • Sở hữu số An sinh Xã hội (SSN) hợp lệ.
  • Người đứng tên căn hộ cần có việc làm và có nguồn thu nhập tại Mỹ trong vòng tối thiểu 3 năm.
  • Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác tại Mỹ.

Mặt khác, người mua nhà nếu sở hữu thẻ xanh tại Mỹ có thể dễ dàng vay thế chấp ngân hàng. Hiện nay, người Việt sinh sống, công tác tại Mỹ có đủ điều kiện để nhận được các khoản thế chấp do chính phủ đảm bảo. Loại hình này được chính phủ Mỹ trợ cấp để bảo vệ cho người vay không bị vỡ nợ. Đặc biệt, khoản vay của Cơ quan Quản lý Nhà nước ở Liên bang (FHA) dành cho người tạm trú và người có thẻ xanh là khoản vay thế chấp nổi bật nhất tại Mỹ.

8.2 Mua nhà đất ở Mỹ có đắt không? Giá bao nhiêu tiền?

Theo thông tin từ Hiệp hội Môi giới Quốc gia Mỹ, người mua nhà cần khoảng 350.000 USD trở lên để sở hữu một căn nhà bên Mỹ tùy vào từng khu vực và bang. Mua nhà ở Mỹ bao nhiêu tiền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như địa lý, chất lượng sống, mật độ dân cư, luật tiểu bang, luật liên bang và các quy định về chuyển nhượng tài sản…

Việc sở hữu căn nhà ở Mỹ khá dễ dàng khi thị trường bất động sản tại nước này không có lệnh cấm đầu tư vào thị trường địa ốc dành cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

Một số thành phố Mỹ có nhà giá rẻ như Hawaii, San Jose, Cruz… Khu vực bất động sản đắt đỏ nhất nước Mỹ nổi tiếng là thành phố New York với mức giá hơn 3000 USD/m2.

Thuế nhà đất ở Mỹ ở mỗi tiểu bang và mục đích bạn mua nhà cũng khiến giá nhà bên Mỹ cũng có sự chênh lệch. Những người mua nhà tại Mỹ với mục đích kể đầu tư kinh doanh thì thuế nhà đất đắt hơn đối với những ngôi nhà để sinh sống).

8.3 Mua nhà đất ở Mỹ có được định cư không?

Mua nhà ở Mỹ chắc chắn KHÔNG được định cư. Theo luật pháp Mỹ, người nước ngoài mua nhà hay sở hữu bất động sản vĩnh viễn tại Mỹ sẽ không được cấp thẻ xanh. Bạn chỉ có thể đầu tư hoặc mua bất động sản mà mình mong muốn nếu đáp ứng được các điều kiện mua nhà. Bạn nên phân biệt việc đầu tư bất động sản và mua nhà là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, bạn cần nghiên cứu kỹ càng, chính xác nguồn thông tin bất động sản và luật sở hữu bất động sản tại Mỹ để đảm bảo quyền lợi khi mua nhà.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com