Đình chỉ là gì? [Mới nhất năm 2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Đình chỉ là gì? [Mới nhất năm 2023]

Đình chỉ là gì? [Mới nhất năm 2023]

Đình chỉ là một thuật ngữ được nhắc tới khá nhiều trong giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, trên thực tiễn, còn có nhiều người chưa hiểu rõ về bản chát pháp lý; cũng như hậu quả của việc đình chỉ vụ án hình sự. Vậy đình chỉ vụ án hình sự là gì? Pháp luật nước ta có quy định gì về vấn đề này không?

Đình chỉ là gì?

1. Đình chỉ là gì?

Đình chỉ là chấm dứt, không tiếp tục một công việc nhất định.

Đình chỉ vụ án diễn ra trong các giai đoạn sau của quá trình tố tụng:

+ Đình chỉ vụ án trong gia đoạn truy tố

+ Đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

+ Đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

+ Đình chỉ vụ án trong giai đoạn giám đốc thẩm

+ Đình chỉ vụ án trong giai đoạn tái thẩm.

2. Ý nghĩa của việc ban hành vấn đề đình chỉ

Đình chỉ vụ án được được thể hiện trong nội dung của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 nhằm mục đích ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động tiến hành tố tụng của đơn vị có thẩm quyền do không thể tiếp tục tiến hành vì những lí do khách quan. Để đơn vị tố tụng thực hiện đúng quy định và vẫn đảm bảo được quyền lợi của đương sự và bị can thì người tiến hành tố tụng, đơn vị tiến hành tố tụng cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định trên nhằm tránh những hậu quả rủi ro đáng tiếc. Nếu có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì bản án, quyết định được ban hành ra có thể bị huỷ nếu có đủ căn cứ chứng minh cho hành vi sai phạm.

3. Phân tích các trường hợp ban hành Quyết định đình chỉ vụ án 

Quyết định đình chỉ vụ án là quyết định chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can. Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Các trường họp mà luật tố tụng hình sự đã xác định làm căn cứ ra quyết định đình chỉ vụ án được quy định cả trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và BLHS. Do đó, đòi hỏi kiểm sát viên khi nghiên cứu hồ sơ phải có thái độ thật sự nghiêm túc và khách quan, căn cứ vào các tình tiết thực tiễn của vụ án, đối chiếu với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đảm bảo loại trừ những trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự không cần thiết, ảnh hưởng tới quyền lợi của bị can. Kiểm sát viên sẽ đề nghị viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án trong những trường hợp cụ thể sau:

+ Khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại mà người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu của họ trong giai đoạn truy tố một cách hoàn toàn tự nguyện;

+ Khi xác định được một trong các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

+ Có căn cứ quy định tại Điều 16 BLHS năm 2015: Trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Tuy nhiên cần chú ý là chỉ đình chỉ vụ án đối với tội mà người đó định phạm còn nếu xét thấy hành vi thực tiễn của người đó có đủ yếu tố cấu thành một tội phạm khác thì có thể vẫn quyết định truy tố hoặc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung về tội phạm đó;

+ Có căn cứ quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015: Đây là các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự và có ba trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi: tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; có quyết định đại xá.

Trường hợp thứ hai, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi: tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cô gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

Trường hợp thứ ba, người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây tổn hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người uỷ quyền của người bị hại tự nguyện hoà giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

+ Có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015: Đây là trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015 nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục.

Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lí do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lí vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

Vì vậy, nội dung trình bày trên đây là những nội dung liên quan đến vấn đề Đình chỉ. Hy vọng nội dung trình bày trên sẽ hữu ích với bạn trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin hay câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên trả lời kịp thời. Công ty Luật LVN Group – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com