Khi nào phải nộp thuế gtgt vãng lai [Chi tiết 2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Khi nào phải nộp thuế gtgt vãng lai [Chi tiết 2023]

Khi nào phải nộp thuế gtgt vãng lai [Chi tiết 2023]

Thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh là số thuế GTGT tạm nộp cho ngân sách tỉnh nơi phát sinh hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản (trong trường hợp doanh nghiệp không thành lập đơn vị trực thuộc tại tỉnh đó) và số thuế tạm nộp đó sẽ được khấu trừ trên tờ khai tại trụ sở chính. Vậy Khi nào phải nộp thuế gtgt vãng lai? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này. Mời bạn đọc cùng theo dõi

Khi nào phải nộp thuế gtgt vãng lai [Chi tiết 2023]

1. Trường hợp nào phải nộp thuế GTGT vãng lai

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 thông tư số 26/2015/TT-BTC:

Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho đơn vị thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.

Vì vậy: Nếu xây dựng, lắp đặt, bán hàng từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh (không phân biệt giá trị) thì phải nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh.

2. Mức thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh phải nộp

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 thông tư số 26/2015/TT-BTC:

“Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh thì khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% hoặc theo tỷ lệ 1% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% trên doanh thu hàng hoá không có thuế giá trị gia tăng”

Vì vậy: Hàng hóa chịu thuế suất 10% thì tạm nộp 2%, thuế suất 5% thì tạm nộp 1%

3. Xác định đơn vị thuế nhận tờ khai vãng lai

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 thông tư số 26/2015/TT-BTC:

Căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.

Thông thường tờ khai vãng lai sẽ được nộp cho đơn vị thuế quản lý bên chủ đầu tư của dự án (Ví dụ: Công ty A thực hiện công trình xây dựng vãng lai cho công ty B thì đơn vị thuế nhận tờ khai vãng lai thường là đơn vị thuế quản lý trực tiếp của công ty B). Tuy nhiên, doanh nghiệp nên liên hệ với cục thuế nơi phát sinh hoạt động vãng lai để xác định đơn vị thuế nhận tờ khai và nhận tiền thuế GTGT vãng lai.

4. Kê khai thuế GTGT vãng lai

Tờ khai thuế GTGT vãng lai: Tờ khai 05/GTGT

Hạn nộp tờ khai: Ngày thứ 10, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế

Hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế.

5. Khấu trừ số thuế GTGT vãng lai đã nộp trên tờ khai tại trụ sở chính

Số tiền thuế GTGT vãng lai đã thực nộp doanh nghiệp kê khai vào phụ lục 01-5/GTGT trên tờ khai 01/GTGT tại trụ sở chính. Lưu ý: đã nộp tiền thì mới được kê khai khấu trừ tại phụ lục 01-5/GTGT

Số tiền từ phụ lục 01-5/GTGT sẽ tự động chuyển lên chỉ tiêu [39] trên tờ khai 01/GTGT

6./ Hạch toán số tiền thuế GTGT vãng lai đã tạm nộp

Căn cứ giấy nộp tiền thuế, doanh nghiệp hạch toán:

Nợ TK33311/Có TK112

Nợ TK133/Có TK33311

Vì vậy, trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn đọc về vấn đề Khi nào phải nộp thuế GTGT vãng lai? Nếu có bất kỳ vướng mắc phát sinh, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ nhanh chóng

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com