Quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài

Quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài

Biện pháp khẩn cấp tạm thời được hiểu là biện pháp mà toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây tổn hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án

Quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài

1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng trọng tài

Đối với trọng tài thương mại, tại khoản 2 Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm:

  1. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
  2. Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
  3. Kê biên tài sản đang tranh chấp;
  4. Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
  5. Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
  6. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

2. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài

Tại Điều 50 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài cụ thể như sau:

  1. Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Hội đồng trọng tài.
  2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn;

– Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Tóm tắt nội dung tranh chấp;

– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải gửi tới cho Hội đồng trọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

  1. Theo quyết định của Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định tương ứng với giá trị tổn hại có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do Hội đồng trọng tài quyết định.
  2. Trong thời hạn 03 ngày công tác, kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này thì Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, Hội đồng trọng tài thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bên yêu cầu biết.
  3. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thi hành án dân sự.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com