Khi bước vào chương trình học THPT, các bạn học sinh sẽ được làm quen với các câu chuyện dân gian, ca dao, tục ngữ trong chương trình Ngữ văn 6. Dưới đây là bài viết kể lại câu chuyện Thánh Gióng – một trong những câu chuyện cổ tích của nhân dân Việt Nam ta.
1. Dàn ý bài văn mẫu kể lại câu chuyện:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện em sẽ kể.
Thân bài: Dưới đây là một số gợi ý kể lại câu truyện theo đúng trình tự, logic:
– Câu chuyện đó kể về nhân vật nào?
– Hoàn cảnh của nhân vật đó ra sao?
– Những sự việc xảy ra xung quanh nhân vật chính đó? Kể theo đúng trình tự thời gian diễn ra sự việc để đảm bảo tính mạch lạc, logic của bài kể chuyện.
– Kết thúc câu chuyện đó như thế nào?
Kết bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật và câu chuyên đó.
2. Bài văn mẫu kể lại câu chuyện Thánh Gióng hay nhất:
Câu chuyện về cậu bé lớn như thổi tên là Thánh Gióng chắc không còn xa lạ đối với thế hệ trẻ em Việt Nam.
Truyền thuyết kể rằng: Vào thời Hùng Vương thứ 6, ở một ngôi làng nhỏ trên sông Hồng, có một vợ chồng người nông dân làm việc chăm chỉ vừa chịu khó lại có tấm lòng nhân đức nhưng khi về già họ vẫn không có nổi một mụn con.
Vào một ngày kia, bà vợ đi làm bình thường trên núi nhìn thấy một dấu chân lớn. Bà tò mò và đặt chân vào ướm thử. Khoảng vài ngày sau, bà phát hiện mình mang thai và hai vợ chồng vô cùng hạnh phúc vì điều đó. Nhưng lạ thay, khác với mọi người mang thai chín tháng mười ngày, bà vợ đã mang thai mười hai tháng để sinh ra một cậu bé mặt đẹp trai, đặt tên là Gióng.
Điều kỳ lạ hơn nữa là Gióng, lên ba tuổi, vẫn không thể nói, không thể mỉm cười, đặt đâu nằm đấy, khác hẳn so với đứa trẻ lớn lên bình thường và cặp vợ chồng nông dân vừa buồn vừa lo lắng.
Cùng năm đó, giặc ngoại xâm đem quân chiếm đóng nước ta, gây ra nhiều tội ác, nhân dân vô cùng khốn khổ. Sức mạnh càn quét của địch lớn, nhà vua sai người truyền tin đi khắp đất nước tìm tướng tài để cứu nước. Sứ giải đi qua thôn làng nhỏ của Gióng, nghe thấy giọng nói “Ai có tài năng và sức mạnh, xin hãy giúp nhà vua cứu nước”, cậu bé Gióng, nằm trên giường, đột nhiên nói:
– Mẹ ơi! Mẹ đã mời sứ giả vào đây cho con.
Mặc dù ngạc nhiên nhưng người mẹ vô cùng mừng rỡ, vội vã ra ngoài mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả trở về nói với nhà vua chuẩn bị đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để ông chiến đấu với kẻ thù trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.
Vẫn còn nhiều hoài nghi nhưng sứ giả vẫn trở về và thưa chuyện với nhà vua. Kỳ lạ hơn sau khi sứ giả trở về, Gióng lớn nhanh như thổi. Cậu bé ăn cơm rất nhiều, lượng cơm chu cấp ăn không đủ, áo vừa hoàn thành bị sứt chỉ. Mẹ của anh không đủ khả năng nên dựa vào những người hàng xóm, kêu gọi mọi người cùng gi.úp đỡ
Mọi người biết câu chuyện nên họ rất hào hứng, bận rộn ngày đêm nấu ăn, may áo cho anh rất chu đáo. Mọi người đều hy vọng rằng Gióng sẽ sớm ra ngoài để giết kẻ thù và giúp đỡ đất nước, loại trừ thảm họa cho người dân.
Vài hôm sau đó, khi giặc vừa đến chân núi Trâu, sứ giả cũng mang theo đầy đủ những yêu cầu đến nhà Gióng. Gióng vươn vai đứng dậy, ngay lập tức trở thành cậu thanh niên trai tráng, khỏe mạnh, mặc áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng, và nhảy lên ngựa. Cả người và con ngựa đều lao vào trận chiến.
Ngay trên chiến trường, Gióng anh dũng quét sạch quân giặc, địch chết dưới tay như rơm rạ. Bất ngờ roi sắt bị gãy, Gióng nhanh như chớp và kéo tre ra bên đường để chế tạo vũ khí mới.
Kẻ thù sợ hãi bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau và chết. Gióng cưỡi ngựa và bay trở lại núi Sóc, cởi áo giáp sắt, cúi đầu trước mẹ và bay về trời.
Nhà vua ban cho cậu bé anh dũng đó danh hiệu Thánh Gióng. Người dân sau đó xây đền thờ để thờ phượng, để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng. Nhiều thế hệ sau này, người dân truyền tai nhau khi con ngựa sắt phát ra lửa, ngọn lửa đã thiêu rụi một ngôi làng. Đến nay, ngôi làng được gọi là làng Gióng. Những bước chân in dấu ngày xưa trở thành những ao hồ liên tiếp, một minh chứng cho chiến thắng vẻ vang của Thánh Gióng.
Thời gian trôi qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng vẫn còn đó câu chuyện Thánh Gióng hào hùng, truyền mãi về sau để con cháu sau này đời đời biết ơn công lao của Thánh Gióng. Đó cũng là truyền thống ” Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của nhân dân ta.
3. Bài văn mẫu kể lại câu chuyện Thánh Gióng ý nghĩa nhất:
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng nọ có hai vợ chồng nông dân chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng khi về già lại không có một mụn con. Họ buồn lắm. Một hôm kia, bà vợ ra đồng là như bình thường bỗng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ và tò mò, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Vài ngày sau đó, bà lão bỗng dưng có thai, rồi cho tới mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Vợ chồng nông dân già kia mừng vui lắm. Nhưng từ lúc mang thai đến lúc sinh ra, những điều kỳ lạ luôn xảy tới, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Hai vợ chồng vô cùng lo lắng vì không biết con mình mặc bệnh gì.
Lúc bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả truyền tin đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Sứ giả đi qua ngôi làng nhỉ kia, đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé nói rằng: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả cùng mọi người ở đó lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng nhưng vô cùng hoài nghi, vội về tâu với vua. Nhà vua cấp thiết vội chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.
Từ hôm sau khi gặp sứ giả, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, lượng cơm cung cấp không đủ, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi chú bé với hy vọng chú sẽ cứu đất nước.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Ai nấy đều lo lắng, sợ sệt. Cũng vừa lúc đó, sứ giả mang đủ mọi thứ mà chú bé đã yêu cầu. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành mọt tràng tráng sĩ thật oai phong và lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh tay vào mông con ngựa sắt, ngựa sắt hí vang dội cả một vùng rộng lớn. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lữa xông thẳng vào đám quân xâm lược đánh cho địch tan tác hết lớp này cho đến lớp khác. Bỗng dưng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường lên quất vào quân giặc, đội hình của giặc hỗn loạn, tan vỡ một cách nhanh tróng. Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy về nước. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời.
Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua sắc phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Mặc dù trải qua hàng nghìn năm, nhưng những vết tích khi xưa vẫn còn đó, những dấu chân đã trở thành ao hồ. Người dân nơi đây thì đúng vào ngày Thánh Gióng bay lên trời tổ chức lễ hội hàng năm để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng.
4. Bài văn mẫu kể lại câu chuyện Thánh Gióng ấn tượng nhất:
Trong số những câu chuyện cổ tích dân gian được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 thì em thấy có ấn tượng nhất với câu chuyện Thánh Gióng. Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu. Ở ngôi làng nọ sau này được gọi là làng Gióng, có hai ông bà nông dân già nổi tiếng là sống phúc đức, quanh năm làm lụng vất vả nhưng không có một mụn con. Hai ông bà rất mong chờ có một đứa con. Thế rồi một hôm kia, bà vợ ra đồng, bỗng thấy một vết chân to, bà vô cùng ngạc nhiên và tò mò nên bà đưa chân vào ướm thử, không ngờ về nhà bà mang thai. Điều kì lạ là khác so với những người mang thai bình thường thì mãi mười hai tháng sau bà mới sinh được một cậu con trai mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng vui mừng khôn xiết. Nhưng kì lạ thay, đứa trẻ đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đó.
Lúc bất giờ, thế giặc mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, cướp của giết người đến đấy. Đội quân nước ta mặc dù đã ra sức ngăn cản nhưng đều không thắng nổi. Rơi vào tình thế khẩn cấp, Vua Hùng vô cùng lo lắng, vội phái sứ giả đi khắp nơi tìm người tướng tài giỏi giúp vua cứu nước. Đi đến đâu, sứ giả cũng cất tiếng rao: “Loa! Loa! Loa! Giặc đến xứ ta. Ai người tài giỏi. Mau ra giúp nước!”. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cựa mình và cất tiếng nói : “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!” . Sứ giả vào, đứa bé nói rằng : “ Ông về tâu với vua, sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này!”. Mọi người ở đó đều ngạc nhiên và vô cùng hoài nghi. Sứ giả lập tức phi ngựa về cung tấu với vua. Hùng Vương mừng rỡ, liền hạ lệnh cho thợ rèn lập tức rèn áo giáp sắt, mũ sắt, roi sắt, ngựa sắt theo yêu cầu của chú bé.
Từ sau hôm đó, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không không biết no, quần áo vừa may xong đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cật lực, chạy vạy ngược xuôi mà cũng không đủ nuôi chú bé, đành phải cậy nhờ hàng xóm cùng chung tay giúp đỡ. Bà con ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì, đều vui lòng gom góp gạo nuôi cậu bé.
Vài hôm sau, khi giặc vừa tiến sát đến chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp thời mang vũ khí tới đến nhà cậu bé. Cậu bé bỗng vươn vai trở thành một cậu thanh niên khôi ngô, cường tráng, mặc áo giáp sắt với phong thái oai phong, lẫm liệt, phi ngựa lao như bay về phía giặc xâm lược. Cậu đi đến đâu thì giặc ngã nhào ra hai bên đường. Khi roi sắt bị gãy, cậu nhổ bụi tre bên đường quyết tâm dẹp sạch bọn xâm lăng. Sau khi dẹp giặc xong, tráng sĩ ấy để lại áo ngựa và áo giáp sắt rồi bay lên trời.
Bọn giặc khiếp sợ rút lui, Đất nước không một bóng quân thù. Nhà vua để tưởng nhớ công lao của vị tráng sĩ đã cho lập đền thờ Thánh Gióng và phong là Phù Đổng Thiên Vương.
Câu chuyện Tháng Gióng để lại nhiều tình tiết ly kỳ nhưng không kém phần hấp dẫn. Câu chuyện gợi lại tinh thần chiến đấu, chống giặc ngoại xâm quật cường của dân tộc đồng thời nhắc nhở con cháu sau này phải đời đời nhớ công lao của những thế hệ đi trước đã quật cường chống lại giặc ngoại xâm đem đến hòa bình cho dân tộc.
5. Bài văn mẫu kể lại câu chuyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất:
Trong chương trình Văn học lớp 6, chắc hẳn các bạn sẽ được học câu chuyện truyền thuyết kể về cậu bé có tên là Thánh Gióng
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nghèo, họ rất chăm chỉ làm nũng và sống phúc đức. Họ luôn khao khát có được một mụn con mặc dù tuổi đã cao. Một hôm, bà vợ đi ra đồng, nhìn thấy một vết chân to, bà bèn đặt chân mình vào ướm thử. Nào ngờ, vài hôm sau, về nhà bà thụ thai. Phải đến tháng thứ mười hai khác với những người phụ nữ bình thường mang thai chín tháng mười ngày, bà sinh được một cậu con trai mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng vui mừng khôn xiết, đặt tên đứa bé là Gióng. Nhưng niềm vui của ông bà trở thành nỗi lo khi thấy Gióng lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đó.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, mạnh như chẻ tre, đi đến đâu thắng đến đó. Nhà Vua vô cùng lo lắng, cho sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Khi sứ giả đi qua làng Gióng, sau khi nghe tin rao truyền, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sử giả đi vào nhà. Sau khi sứ giả đi vào thì cậu bèn bảo sứ giả về tâu với vua chuẩn bị cho mình một áo giáp sắt, một con ngựa và một roi sắt. Sứ giả mừng rỡ về tâu với vua, nhà vua cho thợ làm suốt ngày đêm.
Từ sau hôm gặp sứ giả, kỳ lạ thay, chú bé Gióng lớn nhanh như thổi, ăn mãi không lo và cả làng đã giúp sức để nuôi chú bé. Hôm ấy, giặc đã đến càn quét xóm làng cũng vừa hay sứ giả đem đến những thứ mà Gióng cần. Cậu bé vươn mình trở thành tráng sĩ rồi phi lên ngựa, càn quét bọn giặc. Bọn giặc bị đánh ngục như ngả dạ. Sau khi đánh đuổi được giặc, cậu bé để lại ngựa và áo giáp sắt bay lên trời. Để tưởng nhớ công lao của vị tráng sĩ ấy, nhà vua đã phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ.
Kết thúc câu chuyện, mặc dù người đọc vô cùng tiếc nuối về sự ra đi của Thánh Gióng nhưng vô cùng biết ơn công đức mà Phù Đổng Thiên Vương để lại. Có lẽ đó như là sự sắp xếp của ơn trên ban xuống giúp đỡ đất nước ta thoát khỏi cảnh chiến tranh xâm lược. Cho đến sau này, con cháu vẫn sẽ mãi mãi nhớ công ơn của các vị anh hùng và thế hệ đi trước nói chung.