Bị tai biến mạch máu não, đột quỵ thì rút tiền tiết kiệm thế nào?

Hiện nay, nhiều người có nhu cầu gửi tiết kiệm để duy trì nguồn tiền và thu được tiền lãi tại các ngân hàng. Vậy trong trường hợp người bị tai biến, đột quỵ đang có khoản tiết kiệm ngân hàng thì có rút được không. Và nếu rút tiền tiết kiệm thì thực hiện như thế nào?

1. Thế nào là tai biến mạch máu não, đột quỵ?

Đột quỵ (tên Tiếng Anh là Stroke) hay còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Đây là bệnh thường xảy ra một cách đột ngột khi người bệnh gặp tình trạng nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi xuất hiện hiện tượng đó, não của người bệnh sẽ bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào của não bắt đầu chết đi trong vài phút. Theo đó, người bệnh bị tai biến mạch máu não thường có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời. 

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não được xác định là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay.

Theo đó, để nhanh chóng phát hiện người có nguy cơ đột quỵ thì nhiều nước trên thế giới hiện nay đã đưa ra chữ “FAST” để phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ. Chữ “FAST” trong tiếng Anh có nghĩa là nhanh và trong y học về bệnh đột quỵ thì được hiểu là phản ứng tức thời, thể hiện tính chất nhanh chóng và đột ngột của bệnh này. Bên cạnh đó, “FAST” còn được hiểu là viết tắt của Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian). Cụ thể:

– Face (khuôn mặt): khuôn mặt có biểu hiện bị méo;

– Arm (tay): tay bị liệt, diễn biến từ từ từ việc tê tay…;

– Speech (lời nói): biểu hiện việc bị á khẩu hay bị nói ấp úng;

– Time (thời gian): đưa người bệnh vào bệnh viện ngay khi phát hiện những triệu chứng trên.

2. Bị tai biến mạch máu não, đột quỵ thì có thực hiện rút tiền tiết kiệm được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định là khả năng của cá nhân đó bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân đó.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 thì một người bị xem là mất năng lực hành vi dân sự khi có đầy đủ các điều kiện sau:

– Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

– Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;

– Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những chủ thể trên, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Theo phân tích bệnh tai biến mạch máu não, đột quỵ thì bệnh này được xác định là một trong những bệnh lý thần kinh hiện nay. Do đó, đây được xác định là một trong 03 điều kiện phân tích trên để làm căn cứ xác định người bị tai biến mạch máu não là người mất năng lực hành vi dân sự. Do bị tai biến dễ dẫn đến không điều khiển, làm chủ được hành vi của mình mình và do não không hoạt động tốt nên được xem là căn cứ xác định là người mất năng lực hành vi dân sự.

Theo đó, khi có người nhà bị tai biến mạch máu não thì những người thân có quyền và lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan hoặc chính người đó có thể làm hồ sơ gửi đến Toà án nhân dân cấp quận/ huyện nơi người bệnh cư trú để yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Như vậy, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ sẽ được xác định là người mất năng lực hành vi dân sự và sẽ không thể nào tự mình rút tiền tiết kiệm được. Bởi vì các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ không thực hiện giao dịch với người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự hiện hành. Theo đó, người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ muốn rút tiền tiết kiệm thì cần phải có người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, trong trường hợp người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ vẫn có thể hoạt động bình thường nhưng hơi chậm chạp trong hoạt động nhưng vẫn minh mẫn, tỉnh táo trong nhận thức thì vẫn được trực tiếp rút tiền tiết kiệm. Tuy nhiên do chậm chạp, hạn chế trong đi lại thì người đó có thể uỷ quyền cho người thân của mình đứng tên hoặc thực hiện rút tiền tiết kiệm cho mình. Theo đó, việc uỷ quyền phải được thực hiện dưới dạng văn bản và có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Bị tai biến mạch máu não, đột quỵ thì rút tiền tiết kiệm như thế nào?

3.1. Rút tiền tiết kiệm theo phương thức đại diện theo pháp luật trong trường hợp người bị tai biến, đột quỵ có quyết định của Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải được thực hiện và xác lập bởi người đại diện theo pháp luật của người đó. Như vậy, người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ thì khi có quyết định của Toà án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự mà muốn rút tiền tiết kiệm thì phải có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật thực hiện với tư cách đại diện.

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

– Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Nếu không có người giám hộ được lựa chọn thì xác định như sau:

– Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

– Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

– Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều 

Theo đó, người đại diện của người mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, khi đi rút tiền tiết kiệm của người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ theo diện người giám hộ thì cần mang theo những giấy tờ, tài liệu cần thiết sau:

– Sổ tiết kiệm của người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ;

– Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người giám hộ và chủ của sổ tiết kiệm theo quy định pháp luật;

– Quyết định của Toà án tuyên bố người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ bị mất năng lực hành vi dân sự và quyết định phân công người giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành;

– Phiếu yêu cầu rút tiền tiết kiệm (theo mẫu của ngân hàng cung cấp.

3.2. Rút tiền tiết kiệm trong trường hợp người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ vẫn tỉnh táo và không thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự:

Trong trường hợp vẫn tỉnh táo nhưng hoạt động có phần khó khăn thì người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ vẫn có thể tự đi rút tiền tiết kiệm của mình tại ngân hàng được. Tuy nhiên, một số người vì lý do sức khoẻ hay vì những lý do khác mà cũng có thể uỷ quyền cho người khác đến ngân hàng để rút tiền tiết kiệm. Theo đó, việc uỷ quyền này phải được thể hiện dưới dạng văn bản và có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Mẫu giấy ủy quyền rút tiền tiết kiệm do ngân hàng nơi có khoản tiền tiết kiệm của người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ cấp hoặc giấy ủy quyền theo mẫu của địa phương, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, người được uỷ quyền đi rút tiền tiết kiệm của người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ cần mang đến ngân hàng những giấy tờ cần thiết để rút tiền như sau:

–  Sổ tiết kiệm của người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ;

– Giấy ủy quyền theo mẫu quy định;

– Chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của người được uỷ quyền đi rút tiền tiết kiệm

– Phiếu yêu cầu rút tiền sổ tiết kiệm (do nhân viên ngân hàng cung cấp).

Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật Dân sự năm 2015.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com