Thu hồi đất hiện đang là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến chính quyền lợi của họ. Trường hợp diện tích đất còn lại sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu thì xử lý thế nào?
1. Nhà nước được thu hồi đất trong các trường hợp nào?
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 được hiểu là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước trao cho quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nếu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật đất đai năm 2013, việc thu hồi đất Nhà nước áp dụng trong các trường hợp sau:
– Vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà phải thu hồi đất.
– Người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
– Trường hợp người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất hoặc việc sử dụng đất có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của con người.
2. Diện tích đất còn lại sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT, đối với trường hợp phần diện tích còn lại của thửa đất có nhà ở nếu như bị thu hồi không đủ điều kiện được tách thửa dựa trên các quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất bị thu hồi, khi đó hướng xử lý như sau:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi nốt phần đất còn lại.
– Hoặc người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất còn lại đó dựa trên kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch theo từng địa phương.
Như vậy, trường hợp diện tích còn lại sau khi thu hồi không đủ điều kiện được tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi hoặc người sử dụng được tiếp tục sử dụng.
3. Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường ra sao?
3.1. Điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi:
Căn cứ tại Điều 75 Luật đất đai năm 2013, để được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi phải đáp ứng các điều kiện sau:
* Đất của cá nhân, hộ gia đình:
– Đất đang sử dụng không nằm trong diện thuộc loại đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Trường hợp không có Giấy chứng nhận thì đất phải nằm trong diện đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định mà chưa được cấp.
* Đất của cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:
– Sử dụng đất không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê.
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Trường hợp không có Giấy chứng nhận thì đất phải có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.
* Đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
– Sử dụng đất qua hình thức sau:
+ Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
+ Cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
+ Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
– Có Giấy chứng nhận.
– Trường hợp không có Giấy chứng nhận thì đất phải nằm trong diện đủ điều kiện được cấp nhưng chưa được cấp.
* Đất của tổ chức:
– Tổ chức sử dụng đất do Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Đồng thời phải có Giấy chứng nhận, nếu không có Giấy chứng nhận thì phải có đủ điều kiện được cấp.
– Với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao: sử dụng đất do Nhà nước do thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; đồng thời có Giấy chứng nhận, nếu không có Giấy chứng nhận thì phải có đủ điều kiện để được cấp.
– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: sử dụng đất thông qua hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Đồng thời có Giấy chứng nhận, nếu không có Giấy chứng nhận thì phải đủ điều kiện để được cấp.
3.2. Chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:
* Đối với đất nông nghiệp:
Theo quy định tại Điều 77 Luật đất đai năm 2013, khi cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ được bồi thường như sau:
– Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường sẽ tính gồm diện tích nằm trong hạn mức theo quy định và diện tích đất do nhận thừa kế. Cụ thể diện tích trong hạn mức như sau:
+ Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long: không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất.
Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác: không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất.
+ Đối với đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân:
Tại xã, phường, thị trấn ở đồng bằng: không quá 10 héc ta.
Tại xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi: không quá 30 héc ta.
+ Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: hạn mức giao không có 30 héc ta tới mỗi hộ gia đình, cá nhân.
+ Với trường hợp cá nhân, hộ gia đình được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
– Trường hợp diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức: khi Nhà nước thu hồi sẽ không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
– Trường hợp diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 thì khi đó bồi thường, hỗ trợ sẽ căn cứ theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Trường hợp đất nông nghiệp mà sử dụng trước 1/7/2004, cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà không có Giấy chứng nhận; hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận thì khi đó hướng xử lý bồi thường dựa trên diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định.
* Đối với đất ở:
– Với trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong phạm vi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi: bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở.
Nếu như cá nhân, hộ gia đình không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì tiến hành bồi thường bằng tiền.
– Với trường hợp Nhà nước thu hồi mà có đất để ở, nhà ở trong phạm vi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi: tiến hành bồi thường bằng tiền.
Tuy nhiên, có những trường hợp vẫn được xem xét hỗ trợ bồi thường bằng nhà ở nếu như trong địa phương còn quỹ đất ở.
– Trường hợp cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất có gắn liền nhà, trong trường hợp không đủ điều kiện bồi thường về đất ở, nhà ở thì khi đó Nhà nước vẫn có hỗ trợ như sau: được bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
– Với hộ gia đình nào bị thu hồi đất ở mà có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng sinh sống trên thửa đất đó nếu như có đủ điều kiện được tách ra thành từng một hộ gia đình riêng dựa trên căn cứ quy định của pháp luật về cư trú; hay đối tượng là nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi khi đó hướng xử lý: quyết định có thể xem xét mức bồi thường thêm về đất ở, nhà ở tái định cư dựa trên cơ sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư cũng như tình hình thực tế.
Thông tư 37/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.