Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm và hướng dẫn soạn thảo mới nhất

Những quy định về cấp giấy phép xây dựng tạm thời? Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm? Mục đích của Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm? Mẫu Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm 2021? Hướng dẫn soạn thảo Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm?

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác. Khi một chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng một công trình tạm  thời thì sẽ làm đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm. Vậy đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm là gì?

1. Những quy định về cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

 Tại Điều 89, Luật xây dựng 2014 có quy định về  Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng:

“1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

3. Giấy phép xây dựng gồm:

a) Giấy phép xây dựng mới;

b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

c) Giấy phép di dời công trình.”

 Theo quy định tại Điều 94, Luật Xây Dựng 2014 Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

“1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:

a) Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt;

c) Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.

2. Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này.

4. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, khi hết thời hạn mà kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng chưa được triển khai thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình về điều chỉnh quy hoạch xây dựng và thực hiện gia hạn giấy phép xây dựng có thời hạn.

5. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.”

2. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm là gì?

Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm là mẫu đơn xin cấp phép xây dựng tạm của các nhà chủ đầu tư khi muốn xây dựng tạm một công trình nào đó. Mẫu đơn nêu rõ thông tin lý lịch của nhà chủ đầu tư, địa điểm xây dựng tạm, đơn vị thiết kế, phương án phá dỡ, thời gian dự kiến phá dỡ,…Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm có bản chất là đơn xin cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng tạm :

1. Tên công trình thuộc dự án.

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

4. Loại, cấp công trình xây dựng.

5. Cốt xây dựng công trình.

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

7. Mật độ xây dựng (nếu có).

8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).

9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

3. Mục đích của đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm 

Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm là văn bản ghi nhận những thông tin liên quan đến chủ đầu tư công trình và công trình chuẩn bị được xây dựng cùng thông tin của những đơn vị tham gia ký kết hợp đồng xây dựng công trình trước đó. Đồng thời đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm còn thể hiện đề nghị được cấp giấy phép công trình chuẩn bị xây dựng. Và cũng chính là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét việc cấp giấy phép xây dựng tạm.

4. Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM

Kính gửi:

1. Tên chủ đầu tư: …….

– Người đại diện: ….Chức vụ: …..

– Địa chỉ liên hệ: ……

– Số nhà: …… Đường ….

– Phường (xã): ……

– Tỉnh, thành phố: …..

– Số điện thoại: …..

2. Địa điểm xây dựng:

– Lô đất số: …… Diện tích ……….m2 ……

– Tại: …..đường …….

– Phường (xã) …..Quận (huyện) ….

– Tỉnh, thành phố ….

– Nguồn gốc đất: ….

3. Nội dung xin phép xây dựng tạm:

– Loại công trình: …….Cấp công trình: ….

– Diện tích xây dựng tầng 1: ……m2; tổng diện tích sàn: …..m2.

– Chiều cao công trình: …m; số tầng: …

4. Đơn vị hoặc người thiết kế: …

– Địa chỉ: ….

– Điện thoại: ….

5. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có): …….

– Địa chỉ: ….. Điện thoại: …..

– Giấy phép hành nghề (nếu có): ……Cấp ngày: ….

6. Phương án phá dỡ (nếu có): …

7. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …..tháng.

8. Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

., ngày…..tháng……năm…..

Người làm đơn

(Ký tên, đóng dấu nếu có)

5. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm

Phần thông tin của chủ đầu tư: cần cung cấp đầy đủ thông tin như tên, người đại diện, địa chỉ liên hệ, số điện thoại,..

Địa điểm xây dựng : điền đầy đủ lô đất, diện tích, địa chỉ xây dựng

Nội dung xin phép xây dựng tạm: ghi cụ thể loại công trình, cấp công trình, diện tích xây dựng, chiều cao công trình,..

Đơn vị hoặc người thiết kế ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại

Cung cấp thông tin về Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có)

Cuối cùng người làm đơn cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Sau khi viết đơn xong thì người làm đơn ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com