Quy chế quản lý tài chính công đoàn cơ sở mới nhất như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
1. Quy định của pháp luật về bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở:
Theo quy định tại Hướng dẫn số 47/HD-TLĐ về việc thực hiện quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn và chế độ kế toán đối với công đoàn cơ sở, đã quy định về bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở như sau:
– Theo quy định tại mục 1 Hướng dẫn số 47/HD-TLĐ, bộ máy tài chính gồm các đặc điểm cụ thể sau đây:
Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở gồm ba chủ thể, là: chủ tài khoản, kế toán và thủ quỹ. Theo đó, Chủ tịch công đoàn cơ sở là chủ tài khoản. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phân công người có nghiệp vụ kế toán làm kiêm nhiệm kế toán, kiêm nhiệm thủ quỹ công đoàn. Công đoàn bộ phận phân công 01 ủy viên Ban chấp hành công đoàn bộ phận trực tiếp phụ trách công tác tài chính để tổ chức thu, nộp đoàn phí; thanh quyết toán các khoản chi tiêu với công đoàn cơ sở theo phân cấp của công đoàn cơ sở.
– Mục 2 Hướng dẫn số 47/HD-TLĐ quy định về nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở. Theo đó, bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở có các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở có nhiệm vụ lập dự toán thu, chi tài chính công đoàn cơ sở gắn với chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm trình Ban Chấp hành công đoàn cơ sở thông qua, báo cáo công đoàn cấp trên xét duyệt.
+ Tổ chức thực hiện dự toán, đôn đốc đoàn viên đóng đoàn phí; đôn đốc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở phải tiến hành thực hiện.
+ Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở có nhiệm vụ xây dựng Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản nội bộ của công đoàn cơ sở trình Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phê duyệt. Đồng thời, bộ máy quản lý này còn có nhiệm vụ tổ chức chi tiêu phục vụ hoạt động của công đoàn cơ sở theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn và Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản nội bộ của công đoàn cơ sở.
+ Làm công tác kế toán là nhiệm vụ trọng tâm của bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở. Theo đó, bộ máy quản lý tài chính sẽ thực hiện lập chứng từ thu, chi; mở sổ, ghi sổ kế toán; lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm trình Ban Chấp hành công đoàn cơ sở thông qua để gửi lên công đoàn cấp trên.
+ Một chức năng, nhiệm vụ nữa là lưu trữ chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, thực hiện bàn giao kế toán khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ; Cung cấp tài liệu kế toán phục vụ công tác kiểm tra công đoàn đồng cấp, công đoàn cấp trên, của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
2. Quy chế quản lý tài chính công đoàn cơ sở mới nhất:
Theo quy định tại mục II, Hướng dẫn số 47/HD-TLĐ, quy chế quản lý tài chính công đoàn cơ sở được quy định như sau:
– Quy định về việc lập báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính:
Nhà nước đã quy định rõ, Công đoàn cơ sở lập báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn gắn với chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm theo mẫu mẫu. Các tổ chức Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn được quy định cho công đoàn cơ sở lập báo cáo tài chính 1 năm 1 lần.
– Quy định của Nhà nước về việc công khai tài chính: Các nội dung về công khai tài chính tại công đoàn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn về công khai tài chính của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
– Quy định về việc quản lý tài sản: Nhà nước quy định rõ, tài sản do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp, cho mượn hoặc do công đoàn cơ sở mua sắm, công đoàn cơ sở phải mở sổ theo dõi giá trị và hiện vật, đối tượng được giao quản lý tài sản.Đối với tài sản cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho mượn khi không có nhu cầu sử dụng phải trả lại. Đối với tài sản do công đoàn cơ sở mua sắm, được cấp khi thanh lý, chuyển nhượng phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước về thanh lý, chuyển nhượng tài sản. Số tiền thu về thanh lý, chuyển nhượng tài sản được ghi thu tài chính công đoàn cơ sở sau khi trừ chi phí về thanh lý, chuyển nhượng (nếu có); đồng thời ghi giảm giá trị tài sản trên sổ theo dõi. Việc kiểm kê tài sản theo quy định về kiểm kê tài sản của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn do Công đoàn cơ sở thực hiện.
– Quy định về việc quản lý tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt:
+ Công đoàn cơ sở tiến hành quản lý tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt thông qua việc mở tài khoản tại kho bạc, ngân hàng để quản lý tiền gửi của công đoàn cơ sở. Kế toán công đoàn cơ sở phải ghi chép kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ thu, chi qua kho bạc, ngân hàng vào sổ theo dõi tiền gửi kho bạc, ngân hàng.
+ Trong trường hợp công đoàn cơ sở sử dụng tài khoản của chuyên môn để quản lý tài chính của công đoàn cơ sở, kế toán công đoàn do kế toán của chuyên môn kiêm nhiệm. Chủ tịch công đoàn cơ sở quyết định các khoản thu, chi của công đoàn cơ sở theo quy định của Tổng Liên đoàn. Các chứng từ thu, chi phải sao lục riêng làm căn cứ để ghi sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán, lưu trữ và phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo đúng quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
+ Một quỹ tiền mặt để phục vụ thu, chi tài chính công đoàn và các khoản thu, chi khác của công đoàn cơ sở là con số mà mỗi công đoàn cơ sở chỉ được tổ chức một quỹ tiền mặt để phục vụ thu, chi tài chính công đoàn và các khoản thu, chi khác của công đoàn cơ sở. Đồng thời, công đoàn cơ sở có thể sử dụng thủ quỹ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiêm nhiệm thủ quỹ công đoàn cơ sở.
+ Đối với việc thu quỹ này, thủ quỹ công đoàn cơ sở có trách nhiệm quản lý thu, chi, tồn quỹ tiền mặt. Các khoản thu, chi phải lập phiếu thu, phiếu chi hợp pháp và được ghi đầy đủ, kịp thời vào sổ quỹ tiền mặt.
3. Ý nghĩa của quy chế quản lý tài chính công đoàn cơ sở mà Nhà nước đưa ra:
Quy chế quản lý tài chính công đoàn cơ sở mà Nhà nước đưa ra có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc trong công tác quản lý tài chính của công đoàn. Cụ thể như sau:
Việc quản lý tài chính công đoàn cơ sở được điều chỉnh bởi bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở. Theo đó, bộ máy quản lý quản lý tài chính công đoàn cơ sở gồm ba chủ thể, là: chủ tài khoản, kế toán và thủ quỹ. Ở mỗi bộ phận, các cá nhân liên quan sẽ phải đảm nhận những chức danh, công việc cụ thể khác nhau.
Quy chế quản lý tài chính công đoàn cơ sở dựa trên tiến trình khách quan của công tác quản lý tài chính. Theo đó, công tác quản lý tài chính phải tuân thủ đầy đủ theo những quy tắc nhất định về vấn đề lập báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính, công khai tài chính, quản lý tài sản, quản lý tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt. Ở mỗi vấn đề cụ thể, công tác quản lý tài chính cũng phải tuân thủ theo những quy tắc cụ thể nhất. Những quy tắc này góp phần giúp công tác quản lý tài chính công đoàn cơ sở diễn ra đúng quy củ, trình tự nhất. Quy chế này giúp hạn chế đến mức tối đa những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra trong vấn đề quản lý tài chính của công đoàn. Qua đó, khi xảy ra sai phạm, sẽ dễ dàng truy cứu ra những đối tượng liên quan, chịu trách nhiệm liên đới. Nếu liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ dựa vào những quy chế này để quy chụp ra đối tượng vi phạm, từ đó đưa ra biện pháp xử lý đúng quy định của pháp luật, xử lý đúng người đúng tội.
Công tác quản lý tài chính công đoàn cơ sở được diễn ra đúng hướng dẫn của pháp luật. Đây là cơ sở quan trọng tạo nên tính khách quan, toàn diện cho hoạt động của doanh nghiệp, công ty, tránh những thất thoát tài chính có thể xảy ra. Xa hơn nữa, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế nước nhà.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Hướng dẫn số 47/HD-TLĐ hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn và chế độ kế toán đối với công đoàn cơ sở