Quy định về tội trộm cắp tài sản? Hành vi trộm cắp tài sản bị xử phạt thế nào?

Tội trộm cắp tài sản (Property theft) là gì? Tội trộm cắp tài sản tiếng Anh là gì? Quy định về tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự? Hình phạt?

Kinh tế thị trường đã khiến tình hình an ninh xã hội ngày càng phức tạp hơn, số lượng vụ án hình sự cũng có xu hướng tăng. Trong đó, số vụ án trộm cắp tài sản luôn chiếm ở tỷ lệ cao nhất. Trong thời gian vừa qua, tình hình tội phạm đột nhập nhà dân, cơ quan, doanh nghiệp, trường học để trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp. Các đối tượng trộm cắp tài sản hoạt động với thủ đoạn tinh vi, manh động và liều lĩnh. Khi phát hiện, sẵn sàng sử dụng hung khí mang theo chống trả lại để tẩu thoát. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, tìm hiểu về tội phạm trộm cắp tài sản cũng trở nên quan trọng và cần thiết. Bài viết làm rõ quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm trộm cắp tài sản và việc xử phạt đối với tội phạm này.

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015.

1. Tội trộm cắp tài sản là gì?

Tội trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi vô ý, xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của người khác.

2. Tội trộm cắp tài sản tiếng Anh là gì?

Tội trộm cắp tài sản trong tiếng anh là “Property theft”.

3. Quy định về tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự

Tội phạm trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 với đầy đủ dấu hiệu pháp lý như sau:

Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi trộm cắp tài sản của người khác.

Hành vi trộm cắp tài sản của người khác hành vi lén lút bí mật chuyển dịch bất hợp pháp tài sản đang do người khác quản lý thành tài sản của mình với ý thức không để cho người này biết trong lúc hành động.

Hành vi trộm cắp tài sản của người khác cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trộm cắp tài sản của người khác trị giá 2.000.000 đồng trở lên;

– Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi sau ở cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đến chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tham ô tài sản; sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm, nếu trước đó đã bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi chiếm đoạt tài sản trên đây, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

– Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Cụ thể là đã bị kết án về tôi trộm cắp tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều sau đây chưa được xóa án tích mà còn vi phạm: tội cướp tài sản (Điều 168); tôi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); tội cướp giật tài sản (Điều 171); tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175); tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290).

Bị coi là “đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Nếu người đó bị tòa án kết án về một trong các tội có tính chất chiếm đoạt tài sản trên nhưng chưa được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự mà lại thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

– Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng nhưng tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó, mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Chủ thể của tội phạm 

Chủ thể của tộ phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS đối với trường hợp phạm tội tại Khoản 1, 2; đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS đối với trường hợp phạm tội tại Khoản 3, 4 Điều 173 BLHS.

4. Hình phạt 

Khung hình phạt tại Khoản 1

Người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt tại Khoản 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

– Có tổ chức. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

– Có tính chất chuyên nghiệp. Việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các Điều kiện sau đây:

+ Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

+ Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp ổn định, chuyên sống bằng nguồn thu thập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

Trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 3, 4 Điều 173 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội phải bị truy cứu TNHS theo quy định tại các điểm tương ứng của Khoản 3, 4 Điều 173 BLHS, đồng thời bị áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 52 BLHS.

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. Trong trường hợp người phạm tội 2 lần trở lên thì người phạm tộ còn phải bị áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội 2 lần trở lên” được quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 52 BLHS.

– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm.

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt phạm tội là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội có những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người bị hại hoặc những người khác khó lường thấy trước được để đề phòng.

+ Dùng thủ đoạn tàn ác phạm tội là trường hợp khi phạm tội người người phạm tội đã dùng những thủ đoạn thâm độc, tàn nhẫn…

+ Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người là trường hợp khi phạm tội người phạm tội dùng thủ đoạn, phương tiện không chỉ nhằm xâm hại một người nào đó mà thủ đoạn phương tiện đó còn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người khác.

– Hành hung để tẩu thoát.

Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã… nhằm tẩu thoát.

Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

– Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này:

– Tái phạm nguy hiểm. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

+ Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Khung hình phạt tại Khoản 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

–  Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này;

– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Lợi dụng thiên tai là lợi dụng hiệu ứng của một tai biến tự nhiên (bão lụt, động đất,…) có thể ảnh hưởng tới môi trường và dẫn tới những thiệt hại về tài chính, môi trường và con người trong một Khoảng thời gian xác định ở một khu vực dân cư nhất định để thực hiện hành vi phạm tội. Còn lợi dụng dịch bệnh là lợi dụng tình trạng xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một Khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định để phạm tội.

Khung hình phạt tại Khoản 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

– Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này;

– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung tại Khoản 5

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com