Công nghiệp hóa là một giai đoạn tất yếu của một quốc gia.Vậy tại sao nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa ? Đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, và bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy.
1. Công nghiệp hóa là gì?
Trước hết, chúng ta hiểu công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa, của cải vật chất nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt. Đây là một hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ của công nghệ, khoa học kĩ thuật.
Công nghiệp hóa được hiểu là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế gồm tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, tỷ trọng về sản phẩm tạo … Nói cách khác đây là quá trình chuyển dịch của nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Từ nền công nghiệp sản xuất sử dụng lao động thô sơ, thủ công, đơn giản sang sản xuất công nghiệp với phương pháp tiên tiến, công nghệ hiện đại làm tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống nhân dân.
Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế – xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt, trong đó phải kể đến là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn.
Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên. Tuy vậy, những thay đổi về mặt triết học là nguyên nhân của công nghiệp hóa hay ngược lại thì vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ sản xuất sử dụng lao động thô sơ, thủ công đơn giản, sang sản xuất công nghiệp với phương pháp tiên tiến, công nghiệp hiện đại làm tăng năng suất lao động.
2. Hiện đại hóa là gì?
Hiện đại hóa được hiểu là việc trang bị, ứng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Từ việc sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động phổ thông ứng dụng những thành tựu công nghệ. Đây là thuật ngữ tổng quát nhằm biểu đạt tiến trình cải biến nhanh chóng khi con người nắm được khoa học kỹ thuật tiên tiến và dựa vào đó để phát triển xã hội với mộc tốc độ mau chóng chưa từng thấy trong lịch sử.
3. Tại sao ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa?
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế – xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì :
Công nghiệp hóa biến đổi cơ bản lao động thủ công thành lao động sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, còn quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất. Và dừng lại ở biến đổi phương tiện lao động thì công nghiệp hóa không có giá trị mà chúng ta còn cần phải vận dụng sự biến đổi công nghiệp hóa vào các ngành sản xuất, lưu thông, dịch vụ, quản lý thì sự công nghiệp hóa đó mới thật sự đúng nghĩa và đem lại lợi ích cho đất nước. Việc áp dụng công nghiệp hóa vào các mặt của đất nước ta gọi đó là hiện đại hóa, do đó công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa.
Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậy về khinh tế so với các nước trong khi vực và trên thế giới. Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho ta thực hiện mô hình công nghiệp hóa rút ngắn thời gian.
Ở nước ta, công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa bởi vì:
– Đây là quá trình biến một nước nông nghiệp lúa nước thành nước công nghiệp với những rang bị kĩ thuật – công nghệ hiện đại, có khí hóa lên tự động hóa.
– Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khi vực và trên thế giới. Nước ta bước vào công nghiệp hóa với điểm xuất phát thấp. Ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so với các nước khác. Vì vậy muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển thì công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Sau hơn 30 năm đổi mới (1986 đến nay), cơ sở vật chất – kĩ thuật bước đầu được tăng cường.
– Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho nước ta thực hiện mô hình công nghiệp hóa rút ngắn thời gian. Vì là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên cần kết hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo chất lượng tăng trưởng, chất lượng cạnh tranh và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Vai trò công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì?
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng to lớn và toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
– Tạo điều kiện và giúp đảm bảo phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
– Giúp cho nền khoa học và công nghệ có điều kiện được phát triển nhanh chóng và đạt tới trình độ hiện đại, tiên tiến vượt bậc.
– Tạo điều kiện bổ sung lực lượng, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho hệ thống quốc phòng, an ninh, giúp đảm bảo về đời sống kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho chính trị và xã hội trong đất nước ngày càng ổn định, phát triển hơn.
– Tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân. Nhờ đó con người sẽ được phát triển một cách toàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội. Một phần quyết định tới sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
– Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, nông dân và trí thức.
– Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
=> Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là một nhiệm vụ trọng điểm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa.
5. Ví dụ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Một số ví dụ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chúng ta có thể đã biết:
Trong lĩnh vực chăn nuôi: áp dụng công nghiệp hóa hiện đại hoá trong mô hình chăn nuôi khép kín, hệ thống làm mát chuồng hay sử dụng vòi uống nước, máng ăn tự động,… để chăn nuôi gia súc, gia cầm một cách dễ dàng hơn.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: nhờ hiện đại hoá kỹ thuật mà người nông dân có nhiều giống lúa mới năng suất. Bên cạnh đó, nhiều khu vực còn ứng dụng công nghệ hiện đại như phun mưa, tưới nước nhỏ giọt kết hợp bón phân… vào trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong đời sống: nhiều thiết bị hiện đại được phát minh và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày như máy hút ẩm, điều hoà, tủ lạnh, máy giặt,…
Trong y tế: nhiều thiết bị y tế hiện đại được ứng dụng trong y tế dùng để chẩn đoán, điều trị bệnh,…. Từ khi ứng dụng, nhiều căn bệnh nguy hiểm dễ dàng phát hiện và điều trị với mức chi phí không quá cao.
6. Bài học công nghiệp hóa từ quốc tế rút ra cho Việt Nam
Kinh nghiệm từ Nhật Bản:
Để phát triển đất nước, một mặt, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển cho ngành nông nghiệp, nông thôn và nông dân như Luật Tài trợ cho nông dân trong trường hợp gặp thiên tai, Luật Tăng cường độ màu mỡ của đất, Luật đất đai nông nghiệp,…Cùng với đó là việc thực thi những chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện, lấy an ninh lương thực làm mục tiêu chính… nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển cao hơn nữa. Mặt khác, Chính phủ Nhật Bản tiến hành nhiều biện pháp nhằm thu hút tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, để phát triển đất nước.
Để tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, Nhật Bản chủ yếu tiến hành theo con đường nhập khẩu với mọi hình thức, từ nhập khẩu trực tiếp, mua phát minh sáng chế, đến khuyến khích người dân trong nước đi du học ở nước ngoài để học hỏi những tri thức mới của các nước phát triển hơn. Ngoài ra, Chính phủ cũng thực thi các chính sách thu hút các tổ chức và người nước ngoài có bằng sáng chế, có trình độ trong mọi lĩnh vực đến làm việc tại Nhật Bản.
Nhờ những chủ trương đúng đắn, chỉ 15 năm sau chiến tranh, ngành nông nghiệp của Nhật Bản đã bảo đảm các nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho người dân trong nước. Kết quả chỉ 3 thập niên, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật Bản trở thành một trong những nước có nhiều lợi thế nhất thế giới về công nghiệp.
Kinh nghiệm từ các nước mới CNH:
Các nền kinh tế Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông và Đài Loan chỉ cần thời gian khoảng 30 năm để hoàn thành quá trình CNH của nước mình.
Các nước này thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu, nhằm giúp giải quyết các vấn đề về vốn đầu tư và kỹ thuật để phát triển một số ngành công nghiệp cơ bản của đất nước, cũng như tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa của những năm 60-70, nhóm các nước NICs đã chuyển sang thực hiện chính sách phát triển hướng vào xuất khẩu. Tiếp theo, từ những năm 90 đến nay, các nước đã chuyển mạnh sang mô hình CNH hướng tới các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao để dẫn dắt tăng trưởng nền kinh tế.
Quá trình CNH được thực hiện theo kế hoạch, bước đi và trình tự, từng bước phát triển sản xuất có hiệu quả từ thị trường trong nước đến thị trường khu vực và ra thị trường thế giới. Về công nghệ, các nước NICs có sự giám sát chặt chẽ trong lựa chọn công nghệ tiên tiến và giá thành phù hợp, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu với mục tiêu phát triển và hoàn thiện, cải tiến các công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài.
Kinh nghiệm từ một số nước trong ASEAN:
So với các nước NICs, thì 04 nước trong ASEAN là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines là các quốc gia có trình độ phát triển kém hơn, nhưng có nền kinh tế lớn hơn một số nước cùng trong ASEAN.
Hiện tốc độ phát triển kinh tế trong nhiều năm gần đây của 4 nước này đạt khá nhanh, và đang được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đưa vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs) thuộc thế hệ thứ hai ở châu Á. Bốn nền kinh tế ASEAN này đều tiến hành phát triển công nghiệp muộn hơn so với các nước nhóm NICs thuộc thế hệ thứ nhất khoảng 10 năm và trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra sôi động và rộng khắp.