Thực trạng ô nhiễm môi trường biển ở khu vực biển Đông

Tình hình địa chính trị ở khu vực biển Đông? Tình hình thực trạng ô nhiễm môi trường biển ở khu vực biển Đông trong thời gian qua?

1. Tình hình địa chính trị ở khu vực biển Đông:

Biển Đông có diện tích rộng khoảng 3,5 triệu km?, được bao bọc bởi 9 quốc gia là Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Bruney, Philippines và vùng lãnh thổ Đài Loan. Về tài nguyên, biển Đông được coi là một trong những bồn trũng chứa dầu khí lớn của thế giới; có trữ lượng lớn bằng cháy-nguồn năng lượng mới có thể thay thế dầu khí trong tương lai và nhiều khoáng sản quý như măng gan, titan, uranium, phốt phát … Về vị trí, biển Đông nằm trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, mật độ, lưu lượng vận tải hàng hóa nhộn nhịp thứ hai thế giới, là tuyến huyết mạch nối giữa Đông Á với châu Âu, Trung Đông, châu Phi, có hơn 30% lượng hàng hoá giao thương trên thế giới và 80% lượng dầu mỏ thế giới vận chuyển qua.

Ngoài ra, với 16 tuyến đường hàng hải, 12 tuyến đường hàng không quốc tế từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, vị trí nằm án ngữ lối ra vào lúc địa châu Á, có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Biển Đông được coi là vùng biển chiến lược, then chốt trong cấu trúc an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương – khu vực phát triển năng động nhất thế giới thế kỷ XXI. Biển Đông kéo dài từ eo biển Malacca ở phía tây nam, đến eo biển Đài Loan ở phía đông bắc. Hơn 500 triệu người ở Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam sống trong phạm vi 100 dặm tính từ bờ biển của nó.

Biển Đông được cho là một trong những lãnh thổ biến quan trọng nhất về mặt chiến lược, giàu tài nguyên dầu khí. Người ta ước tính rằng 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên và 11 tỷ thùng dầu nằm trong khu vực. Đặc biệt các quốc gia ven biển Đông với các đặc tính chính trị, văn hóa, dân tộc, lịch sử, ngôn ngữ và chính sách, chiến lược biển khác nhau đã làm cho biển Đông luôn tiềm ẩn các tranh chấp hoặc xung đột không thường trực. Sáu quốc gia đưa ra các tuyên bố chủ quyền chồng chéo đối với Biển Đông, một khu vực giàu hydrocacbon và khí đốt tự nhiên và qua đó hàng nghìn tỷ đô la thương mại toàn cầu chảy qua. Trung Quốc với tham vọng biến biển Đông thành “ao nhà”, với tư cách là một cường quốc khu vực đã sử dụng tất cả các công cụ kinh tế, chính trị, ngoại giao, thậm chí sắp đặt mâu thuẫn trong mối đoàn kết các nước ASEAN nhằm cưỡng ép, hướng tới mục tiêu kiểm soát hoàn toàn Biển Đông.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với một phần lớn Biển Đông, bao gồm các đảo xung quanh và các thực thể nhỏ được coi là thuộc chủ quyền các quốc gia khác theo Luật quốc tế. Các nhà chức trách Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng các căn cứ quân sự, đường băng, cảng và tên lửa đất đối không, bên cạnh các cuộc tuần tra hải quân, cảnh sát biển trong khu vực. Việc xây dựng các căn cứ này đã tác động tiêu cực đến các rạn san hô và sinh vật biển xung quanh. Khi tìm cách mở rộng sự hiện diện trên biển, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết đoán ngày càng tăng từ các bên tranh chấp trong khu vực như Việt Nam và Philippines. Đặc biệt Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc ra Toà trọng tài Quốc tế theo phụ lục VII UNCLOS vào ngày 22/01/2003 với Phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài được công bố vào ngày 12/7/2016, trong đó nhất trí tuyên bố rằng Trung Quốc không có “các quyền lịch sử” dựa trên cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”.

Tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông cùng với việc tăng cường vũ trang, các hành động quân sự hoá, đơn phương sử dụng sức mạnh bất chấp luật pháp quốc tế cùng với xu hướng nổi lên của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và sự đối đầu, cạnh tranh chiến lược ngày càng quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều bất ổn cho môi trường an ninh và phát triển chung của toàn khu vực, xét về tổng thể sẽ gây bất lợi cho tất cả các nước, trong đó có cả Trung Quốc. Trong khi đó, hoà bình, ổn định để hợp tác và phát triển thịnh vượng vẫn luôn là lợi ích cơ bản và lâu dài của tất cả các quốc gia. Điều đó đòi hỏi nhận thức đúng đắn và sự phối hợp hành động có trách nhiệm của tất cả nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế nhằm xây dựng lòng tin, loại bỏ các nguy cơ, thách thức đang đặt ra. Hiện nay, biển Đông được coi là vùng biển nóng nhất thế giới, trật tự và an ninh ở Biển Đông đang đối mặt với một loạt các thách thức, xuất hiện cùng các toan tính chiến lược, tham vọng biển của các quốc gia khu vực và thế giới dẫn tới biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột trên biển liên quan tới các quyền tự do hàng hải, tự do hàng không hoặc xuất phát từ nhận thức khác nhau, cách hiểu khác nhau về vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia làm xuất hiện nhiều vùng biển chồng lấn, khó đàm phán, phân định, xảy ra nhiều hoạt động phức tạp liên quan tới tranh chấp tài nguyên biển giữa các quốc gia khu vực biển Đông.

Trong thập kỷ qua, do đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường biển và thiếu quản lý nghề cá hợp lý, trữ lượng cá đã giảm từ 60 đến 75%. Ngoài việc thu hoạch và nạo vét ngao khổng lồ, với hơn 160 km rạn san hô đã bị phá hủy. Điều này làm nổi bật tốc độ môi trường biển của Biển Đông đang suy giảm, và điều này là do tranh chấp chủ quyền và sự thiếu quản lý biển hiệu quả của nhiều quốc gia trong khu vực tranh chấp.

2. Thực trạng môi trường biển ở khu vực biển Đông:

Biển Đông là một điểm nóng toàn cầu về đa dạng sinh học, nơi có các hệ sinh thái biển quan trọng, rừng ngập mặn và hàng nghìn loài cá và bọt biển. Trên thực tế, các nhà khoa học tin rằng khu vực này có một số đa dạng sinh học biển cao nhất trên trái đất, với riêng 571 loài rạn san hô được biết đến và 3.794 loài cá sinh sống nơi đây.

Quá trình nạo vét liên quan đến việc xây dựng các đảo nhân tạo này gây ra những hậu quả đáng kể về môi trường. Thực tế hiện nay, vấn đề nạo vét, bồi lấp các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc đã và đang đặt ra hai thách thức chính với an ninh môi trường ở Biển Đông. Một là, các hoạt động này gây mất mát hệ sinh thái. Nó phá hoại mặt bằng rạn, lấp các vũng tự nhiên. Đây là hai yếu tố cấu thành các rạn san hô. Hai là, khi Trung Quốc nạo vét để đắp đảo thì trầm tích sẽ lan ra xung quanh và hủy hoại các vùng rạn san hô khác. Tác động này lớn và phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể nhìn thấy.

Việc đánh bắt quá mức ở Biển Đông đã khiến trữ lượng cá giảm đáng kể. Nó bao gồm đánh bắt quá mức và đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU). Khai thác hải sản ở Biển Đông được đánh giá là rất “ảm đạm” khi hoạt động khai thác cá ở Biển Đông hiện nay vẫn theo hướng khai thác hủy diệt. Năm 2015, tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc (FAO) đã công bố một bản đồ về tình hình đánh cá ở Biển Đông cho thấy 2/3 diện tích vùng biển này đã hết cá, phần còn lại cũng chỉ còn rất ít cá. Sự kết hợp của việc gia tăng đánh bắt thương mại ở Biển Đông và nguy cơ tuyệt chủng của ấu trùng cá từ việc nạo vét đang đặt nguồn cá ở Biển Đông vào nguy cơ lớn.

Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương ở khu vực biển Đông cũng rất đáng báo động. Biển Đông là một trong những khu vực có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới vứt rác thải nhựa ra đại dương thì có tới 4 quốc gia trong khu vực biển Đông bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Philippin, Việt Nam. Rác thải nhựa có thể đe doạ đến tính mạng sinh vật biển khi nuốt phải những mảnh vụn nhựa lớn, chúng có thể làm thay đổi các hệ sinh thái biển và xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều đường khác nhau…

Về vi phạm pháp luật quốc tế, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các công ước quốc tế có liên quan, như: UNCLOS (điều 60, 192, 193, 196), đặc biệt điều 208 về ô nhiễm môi trường biển; Công ước về Đa dạng sinh học (CBD); Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng (CITES) và vi phạm điều 6 trong Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) mà chính Trung Quốc đã cam kết. Các hành động đứng trên pháp luật quốc tế, thiếu tôn trọng các cam kết song phương và với ASEAN như vậy đã vấp phải sự phản ứng quốc tế mạnh mẽ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn ngang nhiên mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng các “đảo nhân tạo” ở cụm đảo Trường Sa và Hoàng Sa, làm gia tăng tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Mức độ tác động môi trường và vi phạm pháp luật nói trên của phía Trung Quốc đã được Tòa Trọng tài thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS phán quyết và công bố chính thức vào chiều 12 tháng 7 năm 2016. Theo đó, Tòa trọng tài nhận thấy rằng “Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rạn san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các HST dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe dọa và bị hủy diệt…”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com