Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là gì? Ý nghĩa?

Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là gì? Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là gì? Ý nghĩa của trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số?

1. Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là gì?

Khái niệm trợ giúp pháp lý theo tiếng anh là “legal aid” có nghĩa là “trợ cấp pháp lý” hoặc “legal ail” trong cụm từ “legal ail scheme” được dịch là “kế hoạch bảo hộ tư pháp” là kế hoạch nhằm trả những chi phí pháp lý từ công quỹ cho những ai không thể chi trả nổi. Theo từ điển Tiếng Việt, “trợ giúp” có nghĩa là giúp đỡ, làm giảm bớt sự khó khăn, thiếu thốn của một ai đó. Và “pháp lý” là một lĩnh vực rất rộng của pháp luật, bao gồm cả những lẽ phải, lẽ công bằng trong cuộc sống.

Như vậy, trợ giúp pháp lý là việc giúp cho những người đang gặp khó khăn được hưởng các dịch vụ pháp lý mà không phải chi trả chi phí hoặc chỉ phải trả một phần của chi phí. Trợ giúp pháp lý được tiếp cận dưới góc độ kinh tế, góc độ công lý và góc độ nhân đạo, lấy sự yếu thế, bần cùng hoặc bất bình đẳng của nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt (người dân tộc thiểu số, người nghèo, đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương), lấy sự phức tạp của pháp luật làm căn cứ cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mình. Vì vậy, đối tượng của trợ giúp thường là những người không có điều kiện về tài chính hoặc kém năng lực hiểu biết pháp luật, không thể tự mình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chủ thể bảo đảm cho dịch vụ này trước hết và chủ yếu là nhà nước.

Đây là một trong những biện pháp quan trọng được đặt ra trong Nhà nước pháp quyền, dân chủ vì nó thể hiện được sự công bằng trong tiếp cận pháp lý và bảo đảm các quyền cơ bản của con người, của công dân. Có thể nhận thấy, Nhà nước thông qua dịch vụ trợ giúp pháp lý đã cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí hoặc người được trợ giúp chị phải chi trả một phần của các chi phí đối với những nhóm người yếu thế cần sự trợ giúp trong các lĩnh vực pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình. Điều đó cũng thể hiện tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền, trong Nhà nước đó không ai bị bỏ lại phía sau, tất cả mọi người đều được hưởng các quyền một cách bình đẳng, công bằng xã hội trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.

Theo nghĩa rộng, trợ giúp pháp lý được hiểu là cung cấp các dịch vụ pháp lý của nhà nước, xã hội cho những đối tượng yếu thế, chính sách thông qua các hình thức: tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa nhằm bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội. Theo nghĩa hẹp, trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp luật của nhà nước cho những đối tượng yếu thế bao gồm: chính sách tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa) nhằm bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội. Cách tiếp cận này được tiếp nhận được tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định:

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp các dịch vụ pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp đỡ người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 đã mô tả tương đối đầy đủ về nội hàm của khái niệm song thiên nhiều về ý nghĩa và vai trò của trợ giúp pháp lý, mang tính chất liệt kê. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, khái niệm trợ giúp pháp lý đã có sự thay đổi nhất định, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định: “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công và bình đẳng trước pháp luật”.

Như vậy, có thể hiểu trợ giúp pháp lý là việc Nhà nước và xã hội cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí hoặc giảm phí cho những cá nhân có khó khăn về tài chính, năng lực sử dụng pháp luật hạn chế, nhằm giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. 

2. Các đặc điểm của trợ giúp pháp lý:

Trợ giúp pháp lý là chính sách pháp luật mang tính chất nhân đạo và kinh tế của Nhà nước đối với những đối tượng đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn và trợ giúp pháp lý mang những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Trợ giúp pháp lý là hoạt động mang tính chất chính trị – pháp lý. Khách thể của quan hệ trợ giúp pháp lý là dịch vụ pháp lý và nhằm mục đích bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý của công dân. Nhà nước là chủ thể quản lý toàn bộ xã hội, trật tự xã hội được Nhà nước duy trì ổn định trên cơ sở pháp luật. Nhà nước cam kết trong bản Hiến pháp là sẽ bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, pháp luật là công bằng với tất cả mọi người dân trên đất nước.

Chính vì vậy, người dân có quyền được sử dụng pháp luật là công cụ để bảo vệ các quyền lợi của mình cũng như xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện các quyền đó của Nhà nước. Nhà nước đóng vai trò điều phối chung, xây dựng lực lượng trợ giúp pháp lý và huy động toàn xã hội tham gia thông qua các quy định của pháp luật. Trợ giúp pháp lý cũng thể hiện tính chính trị khi nó thể hiện quyền lực của nhân dân trong bản thân pháp luật và việc thực hiện các quyền bảo vệ,quyền tư pháp trên cơ sở pháp luật mà Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm.

Thứ hai, trợ giúp pháp lý mang tính kinh tế. Đặc điểm này thể hiện khi Nhà nước và xã hội thực hiện giúp đỡ về mặt pháp luật bằng hình thức miễn | hoặc giảm chi phí cho những người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số, người dưới 18 tuổi, người già neo đơn, đối tượng chính sách, … được hưởng dịch vụ pháp lý như những công dân khác mà không phải mất phí hoặc mất một phần chi phí. Vì vậy, đây là vấn để Nhà nước giúp đỡ người dân khó khăn về mặt kinh tế nên đối tượng được trợ giúp thường là những người nghèo, hộ nghèo hoặc cận nghèo.

Thứ ba, trợ giúp pháp lý là hoạt động mang tính chất dịch vụ – nghề nghiệp, Hoạt động trợ giúp pháp lý có lịch sử ra đời và phát triển gắn liền với nghề LVN Group. Trợ giúp viên pháp lý nói chung là những “LVN Group công” của nhà nước, những dịch vụ pháp lý trong hoạt động trợ giúp pháp lý: tư vấn pháp luật, đại diện trong tố tụng, ngoài tố tụng, … là những dịch vụ pháp lý do LVN Group cung cấp cho các khách hàng, chỉ khác nhau là trợ giúp pháp lý không thu phí hoặc miễn giảm phí còn hoạt động của LVN Group có thu phí đối với khách hàng. Vì vậy, có thể nói, hoạt động của trợ giúp pháp lý gắn liền với nghề LVN Group.

3. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là gì?

Để pháp luật thực sự cần thiết và có ý nghĩa trong đời sống, song song với việc ban hành hệ thống pháp luật, nhà nước đã tiến hành nhiều hoạt động để pháp luật được thực hiện trong thực tế. Trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tự mình thực hiện những hành vi nhất định nhằm đạt một mục đích nào đó. Hành vi thực tế của các chủ thể trong những trường hợp này đã làm cho các quy định của pháp luật được thực hiện trong thực tế, hay nói cách khác, các chủ thể đã thực hiện pháp luật.

Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy pháp luật vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Như vậy, thực hiện pháp luật là quá trình làm hoặc không làm theo những quy định của pháp luật để từ những quy định trở thành những hành vi thực tế của các chủ thể pháp luật.

Quá trình thực hiện pháp luật là một giai đoạn quan trọng trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật. Vì pháp luật sinh ra là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thông qua quá trình thực hiện pháp luật, những quy định trên lý thuyết sẽ đi vào đời sống, trở thành những hành vi cụ thể trên thực tế, các mối quan hệ xã hội trở thành các quan hệ pháp lý. Quá trình thực hiện pháp luật giúp xã hội ổn định, trật tự, các quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức cơ quan được đảm bảo và bảo vệ. Trong quá trình thực hiện pháp luật, những hạn chế, khiếm khuyết của pháp luật của pháp luật sẽ bộc lộ và khi đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có biện pháp để sửa đổi, bổ sung, thay thế góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Là một trong những bộ phận của pháp luật, thực hiện pháp luật về TGPL cho người dân tộc thiểu số là quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về TGPL cho người dân tộc thiểu số trở thành những hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật nhằm bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân tộc thiểu số. Thực hiện pháp luật cho người dân tộc thiểu số là những hành vi hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân tộc thiểu số.

4. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về TGPL cho người dân tộc thiểu số: 

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về TGPL cho người dân tộc thiểu số là việc thực hiện quyền, nghĩa vụ do pháp luật quy định về TGPL cho người dân tộc thiểu số. Vì vậy, mọi chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đến TGPL cho người dân tộc thiểu số, khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó đều là thực hiện pháp luật về TGPL cho người dân tộc thiểu số. Các quyền và nghĩa vụ đó có thể là giữa chủ thể tiến hành TGPL với chủ thể được TGPL, cũng có thể là quan hệ pháp luật giữa những chủ thể có trách nhiệm TGPL cho người dân tộc thiểu số với nhau trong khi thực hiện pháp luật cho việc TGPL.

Thứ hai, TGPL cho người dân tộc thiểu số không chỉ là hành vi của người dân mà còn là hành vi của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình TGPL cho người dân tộc thiểu số.

Thứ ba, đối tượng của thực hiện pháp luật về TGPL cho người dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số. TGPL nhằm bảo vệ những người yếu thế, đảm bảo quyền con người, quyền công dân hoặc thể hiện sự đền ơn, đáp nghĩa đối với những anh hùng dân tộc. Và đồng bào các dân tộc thiểu phần lớn là những người yếu thế vì đời sống còn gặp nhiều khó khăn về mọi phương diện, nhất là sự hiểu biết về các chính sách pháp luật. Vì vậy, trong những mối quan hệ pháp lý, họ không biết các quyền và lợi ích hợp pháp của mình do pháp luật quy định và khi các quyền và lợi ích này bị xâm phạm họ cũng không biết cách để bảo vệ nó. Vì vậy, đối tượng người dân tộc thiểu số là đối tượng được quan tâm đặc biệt trong vấn đề TGPL.

Thứ tư, thực hiện TGPL cho người dân tộc thiểu số thường được diễn ra ở những vùng sâu vùng xa, các khu vực đặc biệt khó khăn về kinh tế. Bởi lẽ, tại những nơi vùng sâu vùng xa thường khó khăn về kinh tế và giao thông đi lại cách trở, các hoạt động kinh tế do vấn đề địa hình nên không diễn ra sôi nổi nên đa số đời sống còn nghèo vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tương tự, tại những khu vực đặc biệt khó khăn về đời sống kinh tế cũng vậy. Những người dân tộc thiểu số tại những nơi này công việc không ổn định hoặc công việc không đạt hiệu quả kinh tế cao, tập tục thường đông con nên đã nghèo càng nghèo hơn, đời sống không được đảm bảo ở mức tối thiểu. Vì bị hạn chế các khả năng được tiếp cận đối với những dịch vụ của đời sống, trình độ nhận thức, hiểu biết xã hội kém trong đó có pháp luật nên những nơi vùng sâu, vùng xa, các khu vực đặc biệt khó khăn về đời sống kinh tế thường là nơi diễn ra các hoạt động TGPL cho người dân tộc thiểu số. Chỉ một số ít đối tượng người dân tộc thiểu số sinh sống tại các địa bàn không thuộc vùng đặc biệt khó khăn được thụ hưởng dịch vụ này.

5. Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số:

Trợ giúp pháp lý có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội. Bằng việc thực hiện pháp luật đã đưa các quy định về trợ giúp pháp lý vào thực tiễn và tạo ra hành lang pháp lý cho hầu hết các hoạt động của xã hội trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng cho mọi người. Qua đó, kịp thời phát hiện, sửa đổi và bổ sung những chính sách pháp luật về trợ giúp pháp lý đã lỗi thời, những quy định còn khiếm khuyết, hạn chế để ngày càng hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý nói chung và pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.

Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là chính sách đúng đắn, tiến bộ của Đảng và Nhà nước. Đây là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo khả năng tiếp cận pháp luật cho đối tượng yếu thế trong xã hội là người dân tộc thiểu số – phần lớn là những người có hoàn cảnh sống thiếu thốn, khó khăn, trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật hạn chế. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là thực hiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân Hiến pháp quy định.

Việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý có những ý nghĩa sau đây: 

Thứ nhất, Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

Hiện nay, chúng ta đang nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Và một trong những yêu cầu được đặt ra đối với Nhà nước pháp quyền là thượng tôn pháp luật. Hầu hết những hoạt động, mối quan hệ xã hội được thực hiện dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Và Nhà nước pháp quyền bảo vệ nhóm người yếu thế: người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế khác trong xã hội. Nhà nước thực hiện những biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích của họ, hướng tới công bằng xã hội, hạn chế phân biệt giàu nghèo. Trong đó, đặc biệt là người dân tộc thiểu số cuộc sống còn thiếu thốn, vất vả, ở những nơi vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn, trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật hạn chế nên luôn được hỗ trợ và giúp đỡ từ phía Nhà nước. Đây chính là điểm ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với đời sống xã hội.

Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với những nhóm người yếu thế nói chung và đối với người dân tộc thiểu số nói riêng, Nhà nước Việt Nam tạo cơ chế để những người dân tộc thiểu số được tiếp cận với những chính sách xã hội bao gồm vấn đề tiếp cận pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của mình. Từ đó, đặt ra yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số để họ được hưởng những chính sách pháp luật bình đẳng, tạo điều kiện hỗ trợ cho họ được bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trợ giúp pháp lý hỗ trợ người dân tộc thiểu số giải quyết những vấn đề pháp lý này sinh trong các mối quan hệ xã hội đã giúp nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân tộc thiểu số. Thông qua những vụ việc cụ thể, trợ giúp pháp lý giúp họ hiểu và vận dụng, sử dụng pháp luật một cách chính xác.

Có thể thấy, việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý đã góp phần đưa nguyên tắc Hiến định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật”, “Mọi người bình đẳng trước pháp luật” vào cuộc sống và thông qua đó tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và thực thi dân chủ ở Việt Nam.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số đảm bảo quyền con người, quyền công dân 

Hiến pháp 2013 ghi nhận và bảo đảm quyền con người, quyền công dân “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân … được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm”. Để thực hiện được những định hướng đã đặt ra, Nhà nước phải đề ra những cách thức để đảm bảo thực thi các quyền đó trên thực tiễn. Đối với nhóm người dễ bị tổn thương như người dân tộc thiểu số, Nhà nước cần có sự quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện để họ có cơ hội bình đẳng về mọi mặt so với những chủ thể khác.

Trợ giúp pháp lý hình thành và phát triển nhằm góp phần thi hành dân chủ, giải phóng con người mọi áp bức, bất công, tôn trọng nhân quyền. Giải phóng con người khỏi mọi áp bức bất công, khơi dậy và phát huy tiềm năng con người, coi con người là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đây là một chính sách góp phần bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của người nghèo, nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương. Vì vậy, việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý cho những đối tượng này là thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Nhà nước để họ được đối xử bình đẳng, công bằng trong đời sống xã hội và pháp luật. Bởi họ là những đối tượng yếu thế, hạn chế về khả năng tiếp cận và sử dụng pháp luật nên trợ giúp pháp lý đã giúp họ được nhận thức, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ và sử dụng pháp luật để bảo vệ các các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số tăng cường hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội 

Một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước quan tâm là công tác xóa đói, giảm nghèo, coi đây là một quyết sách lớn để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Công tác này đã được triển khai khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, y tế, giáo dục… với mục tiêu xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững và bảo đảm các chính sách an sinh xã hội trên thực tế, đặt ra yêu cầu trợ giúp pháp lý phải trở thành một nội dung quan trọng trong tổng thể chương trình xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội.

Dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, điều kiện đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Trợ giúp pháp lý chính là những ưu đãi mà Nhà nước dành cho họ và qua đó, tăng cường hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo đối với các xã, huyện nghèo, vùng sâu vùng xa trở nên toàn diện diện.

Vì vậy, trợ giúp pháp lý là một trong những giải pháp nhằm xóa đói, giảm nghèo, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội. Việc thành lập tổ chức TGPL miễn phí cho người dân tộc thiểu số xuất phát từ chủ trương xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp vì mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ văn minh của Đảng và Nhà nước.

Thứ tư, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam 

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng có nêu: “Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng chủ trương, chính sách lớn, lãnh đạo thể chế hoá các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật” và tiếp tục được kế thừa, phát huy tính thần đó tại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 49-NQ/TW Bộ Chính trị ban hành năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu:

Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.

Sau 15 năm thi hành, trợ giúp pháp lý đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc cải cách tư pháp với hơn 40 văn bản về trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số nói riêng.

Như vậy, pháp luật về trợ giúp pháp lý là sự cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách pháp luật của Nhà nước. Không chỉ vậy, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số là việc cụ thể hoá các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý được thực thi trên thực tế. Do đó, quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho cho người dân tộc thiểu số cũng đồng thời là quá trình triển khai đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đi vào thực tế cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền dân, công bằng, bình đẳng xã hội.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động trợ giúp pháp lý người thực hiện cũng có thể phát hiện các quy định mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản pháp luật khác liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời hoàn thiện hệ thống pháp luật thực thi trên thực tiễn.

Như vậy, việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo đường lối chỉ đạo của Đảng về thực hiện cải cách tư pháp, trợ giúp pháp lý cho đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội, thực thi pháp luật để ngày càng nâng cao quyền con người, quyền công dân.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com