Xử lý vi phạm về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở

Xử lý vi phạm của người sử dụng đất đai, xử lý vi phạm của người quản lý đất đai đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở?

1. Xử lý vi phạm của người sử dụng đất đai đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở:

– Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013 mà người sử dụng đất không thực hiện, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý bằng biện pháp hành chính. Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 29/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

+ Hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích đất ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định;

+ Hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích đất ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

+ Hành vi sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích để ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định.

Các hành vi vi phạm nêu trên bị xử lý bằng một trong các biện pháp hành chính gồm: Cảnh cáo, phạt tiền; bổ sung tịch thu số tiền có được do vi phạm hành chính, tịch thu phương tiện, công cụ sử dụng để vi phạm hành chính.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối; buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận QSDĐ theo quy định; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở là 02 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chính trong lĩnh vực đất đai nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở được quy định như sau:

+ Chủ tịch UBND cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

+ Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP.

+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP.

Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện phát hiện hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Xử phạt vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ.

– Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành.

+ Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

+ Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở TN&MT ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:

a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP.

Trưởng đoàn thanh tra Bộ TN&MT có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP.

Chánh Thanh tra Bộ TN&MT, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này

– Hành vi vi phạm pháp luật trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở có tính chất, mức độ nặng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 248 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

+ Người nào lấn chiếm đất, chuyển QSDĐ hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, người sử dụng đất vi phạm pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở mà gây thiệt hại còn phải bồi thường thiệt hại.

2. Xử lý vi phạm của người quản lý đất đai đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở:

Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai (bao gồm vi phạm các quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở) khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; cụ thể:

– Trường hợp vi phạm với mức độ nhẹ chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

1. Khiển trách;

2. Cảnh cáo;

3. Hạ bậc lượng;

4. Hạ Ngạch;

5. Cách chức;

6. Buộc thôi việc. Việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật do thủ trưởng đơn vị sử dụng lao động thực hiện. Trường hợp thủ trưởng vi phạm thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật.

– Trường hợp vi phạm với tính chất, mức độ nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 229 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017); cụ thể như sau:

+ Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a

) Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (mo) đến dưới 30.000 mét vuông (m”); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (mè) đến dưới 50.000 mét vuông (mè); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (mo) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);

b) Đất có giá trị QSDĐ được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp; c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m) đến dưới 70.000 mét vuông (m); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m) đến dưới 100.000 mét vuông (m^); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m^đến dưới 80.000 mét vuông (m);

c) Đất có giá trị QSDĐ được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (mo) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (mo) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m) trở lên;

b) Đất có giá trị QSDĐ được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, người vi phạm pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở trong khi thi hành công vụ mà gây thiệt hại còn phải bồi thường thiệt hại.

Theo quy định của pháp luật về đất đai, việc chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bao gồm: chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản; chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng; thời hạn sử dụng đất được thực hiện theo quy định.

Về nguyên tắc, đất đai phải sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất chung quanh, người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Quy định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, mặc dù pháp luật quy định khá chặt chẽ về các trường hợp hạn mức giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, nhưng thực tế người sử dụng đất vẫn có thể lợi dụng những sơ hở của Luật để được giao đất vượt hạn mức nhiều lần mà vẫn không phải nộp tiền sử dụng đất.

Ví dụ: một hộ gia đình có 4 người theo Luật chỉ được giao không thu tiền với diện tích trong hạn mức, nhưng Luật quy định hạn mức giao cho một hộ gia đình và một cá nhân là như nhau nên họ xin tách thành 4 hộ và mỗi hộ sẽ được giao diện tích đất tối đa trong hạn mức mà Nhà nước không thu tiền sử dụng đất gây thất thu cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đất đai.

Đất sau khi được chuyển đổi sang sử dụng xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất nhiều nơi không phát huy được hiệu quả, để hoang hóa, gây lãng phí rất lớn. Nguyên nhân chậm triển khai thực hiện các dự án sử dụng đất là do công tác quy hoạch chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển nên không theo kịp sự phát triển kinh tế, xã hội và tốc độ đô thị hóa, chưa giải quyết vấn đề xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường, chủ yếu chỉ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thu hút đầu tư mà chưa quan tâm đến đầu tư hạ tầng xã hội, thiết chế văn hóa cơ sở phục vụ đời sống sinh hoạt của người lao động trong khu công nghiệp, đặc biệt là các công trình phúc lợi xã hội như nhà ở, khu sinh hoạt văn hóa, thể thao…

Đặc biệt, quy hoạch khu công nghiệp chưa tốt, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa tính đến yếu tố liên kết vùng và ngành. Bên cạnh đó, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị còn chạy theo mục đích thu hút đầu tư để phát triển kinh tế địa phương nên chưa sàng lọc được nhà đầu tư kém năng lực, chưa kiểm soát được tình trạng một nhà đầu tư nhưng xin giao đất, thuê đất để thực hiện nhiều công trình, dự án ở nhiều địa phương khác nhau, dẫn đến tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, chủ đầu tư bao chiếm, găm giữ đất, bỏ hoang gây lãng phí.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật là hoạt động bình thường, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, xã hội, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ, thu nhập và việc làm cho người dân. Bên cạnh việc khuyến khích việc sử dụng đúng mục đích, với hàng trăm nghìn ha đất đai sau khi chuyển đổi đáng để hoang hóa, lãng phí như hiện nay, cần có biện pháp xử lý thỏa đáng đối với các đối tượng liên quan, thu hồi để phát huy hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí, thất thoát tài nguyên đất là việc làm cần thiết. Muốn đạt được hiệu quả từ công tác quản lý này cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com