Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là gì? Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan?
1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là gì?
Thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan” được hiểu là một dạng của xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng. Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm áp dụng các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự .
Xử lý vi phạm hành chính được định nghĩa lần đầu tiên tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995: “Xử lý vi phạm hành chính nói trong Pháp lệnh này bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác” và tiếp tục được ghi nhận trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) mà không có sự thay đổi. Đến Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tuy Luật không đưa ra khái niệm xử lý vi phạm hành chính, nhưng nếu căn cứ vào tên Luật và Điều 1 Phạm vi điều chỉnh của Luật: “Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính” thì có thể hiểu xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính.
Do biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và xuất phát từ tính đặc thù của lĩnh vực hải quan nên các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính mà không áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Do đó, từ năm 1996 cho đến nay, để xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, Chính phủ đều ban hành các Nghị định với tên gọi là Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Do khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nên trong các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan không nhắc lại khái niệm này nữa mà chỉ quy định cụ thể, chi tiết về các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả nào sẽ được áp dụng và thẩm quyền áp dụng thuộc về cơ quan nào.
Trong Giáo trình của tác giả Nguyễn Cửu Việt; Giáo trình của các tác giả Phạm Hồng Thái – Nguyễn Thị Minh Hà có cách tiếp cận khái niệm xử lý vi phạm hành chính được tiến hành trên cơ sở phân tích các đặc điểm, bản chất của hoạt động xử lý, chứ không chỉ thuần túy là diễn giải quy định của pháp luật. Cụ thể như trong giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, trong Phần 4 “Cưỡng chế hành chính”, các tác giả không xây dựng một khái niệm về xử lý vi phạm hành chính mà chỉ đưa ra khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó khi một chủ thể có hành vi vi phạm hành chính thì phải chịu trách nhiệm hành chính, và trách nhiệm hành chính chính là hậu quả của vi phạm hành chính, thể hiện ở việc cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính theo thủ tục do Luật quy định; các tác giả đồng tình với quan điểm về trách nhiệm hành chính của Nguyễn Cửu Việt đó là: Trách nhiệm hành chính không chỉ thuần túy là các biện pháp xử phạt hành chính mà nó còn bao gồm cả các biện pháp khôi phục các quyền và lợi ích đã bị vi phạm hành chính xâm hại. Giáo trình còn đưa ra cả khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính (bao gồm hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính) đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước .
Cũng tiếp cận khái niệm xử lý vi phạm hành chính theo hướng rộng, trong Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do tác giả Nguyễn Cửu Việt chủ biên, tác giả quan niệm vi phạm hành chính thì phải chịu trách nhiệm hành chính. Mặc dù không đưa ra một khái niệm chính thức nào về xử lý vi phạm hành chính, tuy nhiên căn cứ và các luận giải của tác giả được thể hiện trong phần trình bày về vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính có thể hiểu xử lý vi phạm hành chính chính là việc chủ thể có thẩm quyền ấn định trách nhiệm hành chính đối với cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm hành chính.
Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hoạt động do cơ quan hải quan tiến hành (hoặc do cơ quan nhà nước được pháp luật quy định) đối với cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan có lỗi cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm theo các quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Qua các phân tích ở trên có thể hiểu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các cá nhân có thẩm quyền nhằm xác định hành vi vi phạm hành chính để áp dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp cưỡng chế khác do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Cũng như các hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý khác, xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để xử phạt đúng đắn, chính xác, vừa bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, của xã hội, đồng thời vẫn bảo vệ hữu hiệu quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xử phạt.
2. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:
Xử phạt vi phạm hành chính là biểu hiện thực tế chế tài hành chính, được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm trật tự quản lý nhà nước. Tuỳ thuộc vào tính chất mức độ mà người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt chính, biện pháp xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Việc áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính không chỉ dựa vào Luật Xử lý vi phạm hành chính – đạo luật quy định về “xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính” mà còn dựa vào các văn bản hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành do Chính phủ và các Bộ, Cơ quan ngang bộ quy định chi tiết và trở thành công cụ pháp lý thực hiện hoạt động quản lý của mình.
Khi các quy định về xử phạt vị hành chính được ban hành và đi vào đời sống thực tiễn đã xuất hiện tình trạng xử phạt hành chính không mang lại nhiều kết quả như mong muốn. Tình trạng vi phạm pháp luật hành chính mà về bản chất là xâm phạm trật tự quản lý nhà nước vẫn còn diễn ra phổ biến, thậm chí có không ít trường hợp người thực hiện vi phạm hành chính cố ý, mong muốn, chấp nhận bị xử phạt để đổi lấy những lợi ích khác lớn hơn như xử phạt để được tồn tại như trong lĩnh vực xây dựng hoặc xử phạt để thực hiện vi phạm với mức lợi ích thu được lớn hơn nhiều lần như trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, an toàn thực phẩm ...
Thực tế này cho thấy, xử phạt vi phạm hành chính chưa thật sự trở thành công cụ hữu hiệu để nhà nước thiết lập, duy trì trật tự quản lý nhà nước như mong muốn. Tình trạng này là người vi phạm chấp nhận “đánh đổi” như một cách ứng phó với VPPL hành chính một cách chủ động đã làm cho mục đích, ý nghĩa của xử phạt vi phạm hành chính không trở thành “công cụ pháp lý để nhà nước đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính một cách hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền con người, bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, nhân đạo, bình đẳng trong xử lý đối với người vi phạm, tránh sai phạm dẫn đến hạn chế hoặc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp” như mong muốn của nhà làm luật.
Xuất phát từ bản chất của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là áp dụng các chế tài hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nên xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng do hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định quản lý nhà nước về hải quan (bao gồm cả thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được tiến hành bởi các cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 128/2020/NĐ–CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ mà họ được phép áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Xuất phát từ việc quy phạm xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định ở nhiều văn bản do nhiều cơ quan khác nhau ban hành về những lĩnh vực khác nhau, nên thẩm quyền áp dụng cũng do nhiều cơ quan áp dụng, nhiều cấp áp dụng, (ví dụ, lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, ...).
Trong lĩnh vực hải quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ được thực hiện quyền xử phạt vi phạm hành chính của mình trong phạm vi thẩm quyền đã được xác định. Những trường hợp quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính vượt thẩm quyền được pháp luật quy định cho phép là vi phạm pháp luật và phải bị xử lý.
Thứ ba, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tiến hành theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định trong các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, cụ thể là: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 81/2013/NĐ–CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 97/2017/NĐ–CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ); Nghị định số 115/2013/NĐ–CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 31/2020/NĐ–CP ngày 30/3/2020 của Chính phủ); Nghị định số 128/2020/NĐ–CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ …; Thông tư số 90/2000/TT–BTC ngày 11/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ...
Thứ tư, kết quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thể hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Đây là biện pháp thể hiện sự trừng phạt của Nhà nước đối với những hành vi VPPL; nó vừa có tính răn đe vừa có tính