Áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Trình tự, thủ tuc giải quyết đơn thư khiếu nại.
Áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Trình tự, thủ tuc giải quyết đơn thư khiếu nại.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật khiếu nại 2011
2. LVN Group tư vấn:
Đối tượng khiếu nại gồm: Quyết định hành chính và hành vi hành chính
+ Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
+ Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật khiếu nại 2011 việc áp dụng pháp luật về khiếu nại được ưu tiên áp dụng đầu tiên, là cơ sở áp dụng đầu tiên, nếu trong các văn bản nội dung khác mà có quy định khác về khiếu nại và giải quyết khiếu nại sẽ áp dụng theo quy định của luật đó.
Theo đó việc áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại được áp dụng như sau:
Thứ nhất: Khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật khiếu nại 2011, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Thứ hai: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được áp dụng theo quy định của Luật khiếu nại 2011.
Thứ ba: Căn cứ vào Luật khiếu nại 2011, cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hướng dẫn việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quan, tổ chức mình.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật khiếu nại qua tổng đài: 1900.0191
Thứ tư: Căn cứ vào Luật khiếu nại 2011, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan khác của Nhà nước quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quan mình.
Lưu ý: Trường hợp luật khác có quy định khác về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì áp dụng theo quy định của luật đó.