Bài tập tình huống về mở thủ tục phá sản

Bài tập tình huống về mở thủ tục phá sản. Bài tập nhóm Luật Thương mại 9 điểm.

Bài tập tình huống về mở thủ tục phá sản. Bài tập nhóm Luật Thương mại 9 điểm.


ĐỀ BÀI

Trong năm 2007, Công ty nhà nước Sông Hồng của UBND tỉnh Y gặp khó khăn và thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Đầu năm 2008, nhận thấy công ty Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản, UBND tỉnh Y đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đồi với công ty Sông Hồng. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y vì cho rằng UBND tỉnh Y không có quyền này. Sau đó, theo đơn yêu cầu của đại diện hợp pháp của công ty Sông Hồng, ngày 22/3/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng

Câu hỏi:

  1. Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y là đúng hay sai? Giải thích?
  2. Để mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng, Tòa án cần chuẩn bị đủ những chứng cứ pháp lý nào?
  3.  Ngày 29/3/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty này. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, tổ quản lý, thanh lý tài sản đã phát hiện:

– Ngày 22/4/2008, công ty Sông Hồng tiền hành thanh toán số nợ 293 triệu đồng (không có bảo đảm) cho công ty cổ phần Hoa Hồng.

– Ngày 29/4, công ty Sông Hồng tự ý tiền hành trả lương tháng 4 cho người lao động làm việc tại công ty

Hỏi: Xác định rõ tính hợp pháp hay bất hợp pháp của các hành vi mà công ty Sông Hồng đã thực hiện.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y là đúng hay sai? Giải thích rõ?

Theo Điều 3 Luật phá sản 2004 : 

“ Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì được coi là lâm vào vào tình trang phá sản”

Và cụ thể trong trường hợp trên là công ty nhà nước Sông Hồng, khi nhân thấy công ty lâm vào tình trang phá sản thì những đối tượng sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản lên cơ quan chức năng đối với công ty :

– các chủ nợ không đảm bảo hay có đảm bảo một phần

– Người lao động trong công ty nhà nước Sông Hồng

– Đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của CTNN Sông Hồng

– Chủ sở hữu CTNN Sông Hồng 

Khoản 1 Điều 63 Luật DNNN 2003 quy định : 

“1.Các tổ chức, cá nhân sau thực hiên chức năng đại diện chủ sở hữu của công ty nhà nước :

a) Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này; Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho các bộ liên quan thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; 

bai-tap-tinh-huong-ve-mo-thu-tuc-pha-sanbai-tap-tinh-huong-ve-mo-thu-tuc-pha-san

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com