Bản chất các khoản thu từ thuế được hiều như thế nào?
Bản chất các khoản thu từ thuế
Bản chất của thuế là một vấn đề hết sức phức tạp, còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có lẽ chính vì lẽ đó mà không có định nghĩa về thuế trong các văn bản pháp luật của hầy hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một cách đơn giản nhất, thuế được hiểu là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử.
Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời thực hiện các chức năng của mình, Nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chỉ tiêu có tính chất xã hội. Trong điều kiện có các giai cấp, tồn tại chế độ tư hữu cùng với phạm vi hoạt động của Nhà nước ngày càng mở rộng thì chế độ đóng góp theo phương thức tự nguyện của dân cư trong chế độ cộng sản nguyên thủy không còn phù hợp nữa. Ðể có được lượng của cải cần thiết, Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mình ban hành pháp luật, ấn định bắt buộc các thể nhân và pháp nhân phải đóng góp cho Nhà nước một phần của cải mà họ làm ra và hình thành qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước. Ban đầu những của cải vật chất này được thu nộp dưới hình thức hiện vật, dần dần thuế được chuyển sang hình thức tiền tệ. Ðồng thời với việc ấn định nghĩa vụ thu nộp của cải vật chất đối với dân cư, Nhà nước đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ đó bằng bộ máy cuỡng chế của Nhà nước. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu để thuế tồn tại và phát triển. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan, thuế ra đời xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà nước và sự tồn tại của thuế không tách rời quyền lực Nhà nước.
Bàn về mối liên hệ giữa thuế và Nhà nước, Mác viết “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước”. Ang-ghen cũng đã viết: “Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là thuế má”.
Ở khía cạnh nghiên cứu thuế với tư cách một nội dung điều chỉnh của luật pháp, các chuyên gia về luật thuế cũng nhận định: “thuế là một trật tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách.
Xét về bản chất xã hội, thuế phản ánh sự tồn tại của quan hệ phân phối của cải, vật chất giữa một bên là Nhà nước (người thu thuế) với bên kia là tổ chức, cá nhân (người nộp thuế). Bản chất này không thay đổi trong những xã hội có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau. Bất kể xã hội nào cũng thể hiện quan hệ thu và nộp như nhau.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Tóm lại, điểm qua quá trình phát triển của xã hội cho thấy: thuế và Nhà nước là hai phạm trù lịch sử gắn bó hữu cơ với nhau: Nhà nước tồn tại tất yếu phải có thuế; ngược lại, thuế bảo đảm cơ sở vật chất cho sự hoạt động và phát triển của Nhà nước.
Thuế là khoản thu mà chủ thể nộp thuế có nghĩa vụ phải đóng góp cho quỹ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế. Theo cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam, khái niệm thuế được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những khoản thu được định danh là thuế do Quốc hội ban hành.
Xét về khía cạnh vĩ mô, thuế là một khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước (và ngược lại, những khoản thu quan trọng sẽ được xem xét để định danh thành một loại thuế, tất nhiên là phải dựa vào những lý do thu thuế và thời điểm hợp lý để đánh thuế). Mặc dù không có định nghĩa chung, nhưng thuế lại khá cụ thể thông qua từng loại thuế riêng biệt như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế môn bài, v.v..
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Thu nhập từ hợp đồng thuê khoán có phải nộp thuế không?
– Thuế thu nhập cá nhân từ việc cho thuê nhà
– Thủ tục gia hạn nộp tiền thuế
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191 hoặc gửi thư về địa chỉ email: lienhe@luatlvn.vn.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại