Bằng cấp cao đẳng nghề có ngang với bằng cao đẳng không?

Bằng cấp cao đẳng nghề có ngang với bằng cao đẳng không? Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên trình độ cao đẳng.

Tóm tắt câu hỏi:

Thứa LVN Group cho em hỏi: Em tốt nghiệp cao đẳng nghề chuyên ngành kỹ thuật máy tính. Em không biết bằng cao đẳng nghề có được xem là bằng chuyên môn nghiệp vụ như cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp không. Nếu được bầu vào chức danh bí thư đoàn thanh niên xã thì bằng cao đẳng nghề có được công nhận và được xếp lương theo duy định không. Nếu được thì xếp lương như thế nào em xin chan thành cảm ơn?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 – Thông tư liên tịch số 27/2010/TTLT-BGDDT-BLDTBXH

– Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT

– Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT/BNV-BTC-BLDTB-XH

2. Giải quyết vấn đề:

Theo Thông tư liên tịch số 27/2010/TTLT-BGDDT-BLDTBXH hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp (TC) nghề, cao đẳng (CĐ) nghề lên trình độ cao đẳng (CĐ) và đại học (ĐH) thì đối tượng được tham gia tuyển sinh liên thông trình độ CĐ – ĐH bao gồm: 

“Những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên trình độ cao đẳng và đại học theo quy định về đào tạo liên thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, nếu chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở phải học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”

Như vậy, Thông tư liên tịch số 27/2010/TTLT-BGDDT-BLDTBXH thì những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề cùng ngành nghề đào tạo sẽ được tham gia thì tuyển. Trong đó,có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề cùng ngành đào tạo là một trong những điều kiện để được tham gia thi tuyển.

Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 27/2010/TTLT-BGDDT-BLDTBXH đã hết hiệu lực vào ngày 07/02/2013 và được thay thế bằng Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT quy định về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học. Trong đó, điều kiện về văn bằng dự thi liên thông cũng được quy định một cách rõ ràng trong Điều 7 như sau:

Điều 7 Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 08 /2015/TT-BGDĐT):

“1. Người dự thi đào tạo liên thông phải có một trong các văn bằng sau:

a) Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

b) Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;

c) Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội;

2. Người tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Đối với các ngành, nghề đặc thù khi tổ chức đào tạo liên thông, cơ sở giáo dục đại học hoặc bộ quản lý ngành có thể quy định thêm các điều kiện khác để đảm bảo chất lượng đào tạo nhưng không thấp hơn các quy định tại Thông tư này và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận”.

Căn cứ vào đó, có thể thấy, bằng trung, cao đẳng nghề chỉ là một trong các giấy tờ, văn bằng để thí sinh có thể thamvgia dự thi liên thông chứ không ngang bằng với các loại bằng cao đẳng, đại học theo quy định.

Do đó, theo trình bày của bạn thì bạn tốt nghiệp cao đẳng nghề chuyên ngành kỹ thuật máy tính nên bạn có thể đăng ký dự tuyển thi đào tạo liên thông, trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác.

Theo Điều 13 Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT quy định về văn bằng tốt nghiệp khi tham gia đào tạo liên thông như sau:

“1. Người học liên thông sau khi kết thúc chương trình đào tạo, nếu đủ điều kiện theo quy định thì được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học phù hợp với trình độ đào tạo.

2. Người học liên thông theo hình thức chính quy được cấp bằng tốt nghiệp chính quy; Người học liên thông hình thức vừa làm vừa học được cấp bằng tốt nghiệp vừa làm vừa học.”

Như vậy, sau khi đăng ký thi và kết thúc chương trình đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học ở cùng ngành nghề thì bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học phù hợp với trình độ hoặc được cấp bằng tốt nghiệp với hệ vừa học vừa làm. Sau khi được cấp bằng và được bổ nhiệm chức danh bí thư đoàn, bạn có thể dựa vào đó làm căn cứ xếp lương và hưởng các chế độ phụ cấp tương xứng.

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định như sau:

STT

Chức vụ

Hệ số lương
Bậc 1

Bậc 2

1

Bí thư đảng ủy 2,35

2,85

2

– Phó Bí thư đảng ủy

– Chủ tịch Hội đồng nhân dân

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân

2,15

2,65

3

– Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

– Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

– Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1,95

2,45

4

– Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

– Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

– Chủ tịch Hội Nông dân

– Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

1,75

2,25

Như vậy, căn cứ vào mục 4 bảng trên, có thể thấy, đối với chức danh Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì hệ số lương sẽ lần lượt tương ứng với bậc 1 và 2 là 1,75 và 2,25 đối với Cán bộ cấp xã có trình độ đào tạo sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 

Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT/BNV-BTC-BLDTB-XH thì: 

“Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP thì thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau: 

a) Cán bộ cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đại học trở lên xếp lương theo ngạch chuyên viên (mã số 01.003); tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng xếp lương theo ngạch chuyên viên (cao đẳng) (mã số 01a.003); tốt nghiệp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp xếp lương theo ngạch cán sự (mã số 01.004). 

Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng. “

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

“b) Trường hợp đã có bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 và đã được xếp lương chức vụ quy định tại bảng lương số 5 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, thì được căn cứ vào từng thời điểm trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đứt quãng mà chưa được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn) đã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để xếp vào bậc lương theo ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều này theo nguyên tắc sau: 

Cứ sau mỗi khoảng thời gian 3 năm (đủ 36 tháng) đối với ngạch chuyên viên và ngạch chuyên viên (cao đẳng) và cứ sau mỗi khoảng thời gian 2 năm (đủ 24 tháng) đối với ngạch cán sự được xếp lên 01 bậc lương trong ngạch được xếp. Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (khiển trách hoặc cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc cứ mỗi lần bị kỷ luật bị trừ 06 tháng; nếu bị kỷ luật cách chức thì cứ mỗi lần bị kỷ luật bị trừ 12 tháng; nếu có năm vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của năm đó cũng chỉ tính theo thời gian bị trừ của hình thức bị kỷ luật.

Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương theo ngạch công chức được xếp nêu trên, nếu có số tháng chưa đủ 36 tháng đối với ngạch chuyên viên và ngạch chuyên viên (cao đẳng) hoặc chưa đủ 24 tháng đối với ngạch cán sự, thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau theo ngạch được xếp. Trường hợp được tính xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch mà vẫn còn thừa thời gian công tác thì thời gian công tác còn thừa này được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau: Sau 03 năm (đủ 36 tháng) đối với ngạch chuyên viên và ngạch chuyên viên (cao đẳng) và sau 02 năm (đủ 24 tháng) đối với ngạch cán sự được tính hưởng 5%, cứ mỗi năm tiếp theo được tính hưởng thêm 1%.

Căn cứ vào nguyên tắc nêu trên, thực hiện việc chuyển xếp từ lương chức vụ đã hưởng theo bảng lương số 5 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP sang lương theo ngạch, bậc công chức hành chính như sau:

Trường hợp trong suốt thời gian công tác không có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thì kể từ ngày tham gia công tác được tính xếp vào hệ số lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Thời gian công tác sau đó được tính xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch theo nguyên tắc quy định tại điểm b này.

Trường hợp trong thời gian công tác có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thì thực hiện như sau: Nếu chưa có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kể từ ngày tham gia công tác, sau đó mới tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (lần đầu) thì kể từ ngày được cấp văn bằng tốt nghiệp được tính xếp vào hệ số lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thời gian công tác sau đó được tính xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch theo nguyên tắc quy định tại điểm b này. Nếu có thay đổi trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ từ 2 lần trở lên thì được xếp lương tương ứng với từng khoảng thời gian có thay đổi trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Trường hợp đã có bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức danh cán bộ cấp xã (lần đầu) từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 trở về sau, thì kể từ ngày được bầu cử, bổ nhiệm được xếp vào hệ số lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 này và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh đảm nhiệm. Nếu có tổng hệ số lương được xếp ở ngạch công chức cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh hiện đảm nhiệm thấp hơn so với hệ số lương chức vụ bậc 1 của cùng chức danh chưa có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP thì được hưởng thêm hệ số chênh lệch cho bằng hệ số lương chức vụ bậc 1 đó. Hệ số chênh lệch này giảm tương ứng khi được nâng bậc lương trong ngạch được xếp. 

d) Trường hợp có bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên sau ngày đã được xếp lương chức vụ theo bảng lương quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện xếp vào bậc lương theo ngạch công chức hành chính theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện đảm nhiệm.

đ) Cán bộ cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới.

e) Cán bộ cấp xã có bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thuộc diện được xếp lương theo ngạch công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu tự nguyện có đơn đề nghị xếp lương chức vụ theo chức danh hiện đảm nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP thì được xếp lương chức vụ theo chức danh hiện đảm nhiệm và không hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.”

Do đó, trong trường hợp bạn được cấp bàng cao đẳng, đại học sau khi kết thúc chương trình đào tạo liên thong và được bầu vào chức danh bí thu Đoàn thanh niên thì bạn sẽ được hưởng lương theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 2 nêu trên và được hưởng chế độ phụ cấp lãnh đạo theo điểm d Điều 7 Nghị 92/2009/NĐ-CP như sau:

d) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com