Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Công ước Paris 1883

Đây là một trong những công ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu công nghiệp.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văng bằng bảo hộ.

Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Công ước Paris 1883:

Đây là một trong những công ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu công nghiệp.

Công ước này được kí kết vào ngày 20/3/1883 với sự tham gia của 11 nước, đến ngày 15/9/2005 số lượng thành viên 169, Việt Nam tham gia năm 1981.

Lần sửa đổi mới đây nhất vào năm 1979.

 Mục đích: Nhằm xây dựng các điều kiện có lợi cho việc cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu công nghiệp là công dân, pháp nhân của nước này ở nước khác thuộc thành viên công ước trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu trí tuệ của nước thành viên.

Nội dung của công ước:

+ Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

Theo quy định của CƯ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được hiểu theo hai nghĩa:

  • Theo nghĩa rộng quyền sở hữu công nghiệp không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại mà còn áp dụng cho cả ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng..
  • Theo nghĩa hẹp thì đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích (mẫu hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn góc hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền chống cạnh tranh lành mạnh.

+ Nguyên tắc bảo hộ.

Công ước áp dụng nguyên tắc đãi ngộ như công dân. Cụ thể tại Điều 2 của CƯ quy định: Công dân của bất kì nước thành viên nào khác nào cũng được hưởng mọi quyền lợi tại tất cả các nước thành viên khác mà luật tương ứng của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định cho công dân nước mình.

 Đối với công dân của những nước không phải là thành viên của công ước nhưng cư trú chính thức ở một nước thuộc thành viên công ước hay có những xí nghiệp thực sự quan trọng ở đó, thì theo quy định của công ước họ cũng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngang với công dân nước sở tại.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

 + Quy định về điều kiện hưởng quyền ưu tiên.

Điều kiện để hưởng quyền ưu tiên: khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của công dân các nước thành viên. Công dân một nước thành viên khi nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa ở một nước thành viên ( đơn thứ nhất) sẽ tiếp tục có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với đối tượng đó tại nước thành viên khác (đơn sau) trong thời hạn:

  • Một năm đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;
  • 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa.

Ngày nộp đơn sau được xem như ngày nộp đơn nhất. Tuy nhiên để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải ghi rõ ngày nộp đơn, nước nhận đơn thứ nhất, các nước thành viên có thể yêu cầu người nộp đơn phải nộp các bản sao mô tả bản vẽ của đơn thứ nhất để làm bằng chứng cho việc hưởng quyền ưu tiên của mình

+ Quy định tiêu chuẩn bảo hộ, điều kiện đăng kí và chuyển giao quyền sở dụng (li xăng) đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là:

  • Sáng chế; giải pháp hữu ích;
  • Kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa;
  • Nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu dịch vụ; nhãnh hiệu tập thể;
  • Tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa và chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa;
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

+ Quy định về vấn đề hiệu lực: Công ước Paris quy định ngoài những điều kiện bắt buộc trong công ước, các nước thành viên được quyền xây dựng và áp dụng luật sở hữu công nghiệp của nước mình cũng như trong việc kí kết những điều ước quốc tế song phương, đa phương về sở hữu công nghiệp với điều kiện những điểu ước đó không được vi phạm những điều khoản chung của công ước Paris.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com