Bất cập trong thực thi Luật thuế bảo vệ môi trường

Luật Thuế bảo vệ môi trường mặc dù thời gian áp dụng chưa lâu nhưng đã lộ rõ nhiều bất cập trong việc áp dụng vào thực tiễn đời sống, đặc biệt là trong công tác quản lí môi trường.

bat-cap-trong-thuc-thi-luat-thue-bao-ve-moi-truong%281%29bat-cap-trong-thuc-thi-luat-thue-bao-ve-moi-truong%281%29Luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012, mặc dù thời gian áp dụng chưa lâu nhưng đã lộ rõ nhiều bất cập trong việc áp dụng vào thực tiễn đời sống, đặc biệt là trong công tác quản lí môi trường.

 

Bảo vệ môi trường luôn là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Thực chất, thuế bảo vệ môi trường được xác định là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, người tiêu dùng là người trực tiếp đóng khoản thuế này thông qua việc tiêu dùng sản phầm, tuy nhiên, trên thực tế, ít người tiêu dùng quan tâm đến việc mình tại sao phải đóng thuế đóng thuế như thế nào hay ngay cả khi người ta có đóng thuế môi trường thông qua sản phẩm tiêu dùng thì nó cũng không tác động đến ý thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng mặt hang đó. Điều này phải chăng là do sự quy định trong Luật còn chưa rõ ràng và bám sát thực tiến?
   Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định 8 nhóm sản phẩm hàng hóa hiện nay đang chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế Bảo vệ môi trường. Đó là xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhưng lại chưa được đưa vào diện điều chỉnh của Luật Thuế Bảo vệ môi trường, ví dụ như các chất tẩy rửa trong công nghiệp, thuốc lá, chất thải phóng xạ. Không nhiều hàng hóa được đưa vào danh mục chịu thuế bảo vệ môi trường là một trong những lý do khiến cho Thuế Bảo vệ môi trường, mặc dù là thuế gián thu nhưng lại ít được đông đảo người tiêu dùng quan tâm, cũng như số thu thuế bảo vệ môi trường còn khá khiêm tốn. Nên chăng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có lộ trình mở rộng từng bước diện đối tượng chịu thuế. Không chỉ hạn chế ở phạm vi đối tượng chịu thuế, ngay trong quy định hiện hành của Luật thuế bảo vệ môi trường về một số hàng hóa thuộc diện chịu thuế cũng đang có những tranh luận”. (Luật Thuế bảo vệ môi trường: Mới thông qua đã thấy nhiều bất cập! (25/06/2012)- Ths. Nguyễn Thị Mai Dung)
Ngoài ý kiến trên, ta còn thấy trong danh mục đối tượng chiu thuế còn bỏ ngỏ một số những chất gây độc hại đến môi trường như: hóa chất nói chung (bao gồm cả axit vô cơ, xút, hóa chất BVTV, dung môi hữu cơ, este, thủy ngân, hóa chất trong y tế, phòng thí nghiệm,…); đồ điện tử (phát sinh chất thải điện tử); cao su (săm, lốp,..);, polime,…và rất nhiều sản phẩm gây ô nhiễm môi trường nữa mà trong Luật chưa tính đến mới chỉ quy định chung chung tại khoản 9/ điều 2/ Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 :
“ Khoản 9, Điều 2:
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này”
Việc quy định chung chung vấn đề đối tượng chịu thuế này không chỉ gây khó khăn đối với công tác quản lí thuế và thu thuế môi trường mà nó còn dẫn đến việc thiếu quan tâm của người tiêu dùng đối với loại thuế mà họ là người trực tiếp phải chi trả.
Một bất cập của Luật Thuế Bảo vệ môi trường chính là mức thuế bảo vệ môi trường. Luật hiện hành xác định tính thuế bảo vệ môi trường theo mức thuế tuyệt đối để đơn giản, minh bạch trong thực hiện, ổn định số thu cho ngân sách. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa áp dụng cho một loại hàng hóa là tương đối lớn nhất, dẫn tới khả năng việc áp dụng sẽ không thống nhất đối với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng nhưng tại các địa phương khác nhau. Ví dụ, Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11-11- 2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8-8-2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường xác định túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin)…nhưng không xác định rõ áp dụng với loại túi đơn lớp hay đơn nguyên liệu (PE). Thực tế có những loại túi làm từ nhiều nguyên liệu nhưng cũng chỉ một lớp. Khi đánh thuế, cơ quan thực thi cứ thấy túi có chữ “PE” là đánh thuế, bất kể đó là túi một lớp hay nhiều lớp. Điều này làm cho giá bán hàng tăng, dễ mất năng lực cạnh tranh đối của doanh nghiệp Việt Nam với Doanh nghiệp nhựa nước ngoài. Ngoài ra, tại khoản 1 điều 8 Luật thuế bảo vệ môi trường, mức thuế được tính là 30.000đ/kg đến 50.000đ/kg, và cán bộ thuế, vốn không có trình độ kỹ thuật chuyên môn ngành nhựa, khó có thể phân biệt loại nào đánh thuế với mức 30.000đ/kg, loại nào đánh thuế với mức 50.000đ/kg, dễ dẫn tới khả năng áp dụng tùy tiện hay một số tiêu cực trong việc tính thuế.
Đối với mặt hàng xăng, thuế suất thuế bảo vệ môi trường được áp dụng chung cho tất cả các loại xăng, chỉ trừ etanol là chưa hợp lý. Trên thế giới các nước thường phân loại xăng dựa vào mức độ ô nhiễm khác nhau. Ví dụ: Đức căn cứ vào hàm lượng lưu huỳnh có trong xăng để định thuế suất: Đối với xăng có hàm lượng lưu huỳnh trên 10mg/kg mức thuế suất là 669,80 Euro/lit; xăng có hàm lượng lưu huỳnh dưới 10 mg/kg mức thuế suất là 654,90 Euro/lit. Hay Singapore căn cứ vào chỉ số octan có trong xăng để quy định thuế suất: xăng octan 92/95 mức thuế suất là 0,4 đôla Sin/lit; xăng octan 97 và trên 97 mức thuế suất là 0,44 đôla Sing/lít.” (”. (Luật Thuế bảo vệ môi trường: Mới thông qua đã thấy nhiều bất cập! (25/06/2012)- Ths. Nguyễn Thị Mai Dung).
Những vấn đề nói trên dẫn đến trường hợp đối tượng đáng lí phải chịu thuế lại không bị đánh thuế trong khi thực chất đối tượng không chịu thế lại bị đánh thuế khá nặng bởi tỉ lệ phân biệt giữa chúng là khá nhỏ. Vì vậy, mặc dù đã có những quy định hướng dẫn về vấn đề biểu thuế này nhưng dường như nó chưa giải quyết được những vấn đề còn vướng mắc, và ngay cả những người trực tiếp áp dụng hay giám sát việc áp dụng của loại thuế này cũng không tránh khỏi lúng túng.
Ngoài những vấn đề về đối tượng chịu thuế và biểu khung tính thuế, thì hiện nay, vấn đề gây tanh cãi trong Luật Thuế bảo vệ môi trường còn nằm ở chỗ : “Hoàn thuế, ai là người được hưởng?” Điều 11/ Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về vấn đề hoàn thuế như sau :
“Điều 11. Hoàn thuế
Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài;
2. Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật;
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất.
4. Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngoài;
5. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.”

bat-cap-trong-thuc-thi-luat-thue-bao-ve-moi-truong%281%29bat-cap-trong-thuc-thi-luat-thue-bao-ve-moi-truong%281%29

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.0191    

Trong dự thảo Thông tư hướng dẫn hoàn thuế Bảo vệ môi trường (BVMT) theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ (về một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu).( 3/2013), Vụ Chính sách thuế – Bộ Tài chính đưa ra 2 đối tượng được hoàn lại số tiền thuế BVMT đã nộp (không truy thu nếu chưa nộp) theo Nghị quyết số 02, gồm: Người NK túi nilon (bao bì) để đóng gói sản phẩm do người NK đó sản xuất, gia công hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói; người sản xuất hoặc người NK bao bì để bán trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để đóng gói sản phẩm do người mua bao bì sản xuất, gia công hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
Quy định này được đưa ra căn cứ theo nội dung của Luật thuế BVMT và Nghị định số 69/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế BVMT.
Cùng với 2 đối tượng được hoàn thuế nêu trên, Vụ Chính sách thuế cũng đưa thêm nội dung: “Người sản xuất và người NK bao bì có trách nhiệm trả lại số thuế BVMT đã được NSNN hoàn lại cho người mua bao bì để đóng gói sản phẩm”. Vụ Chính sách thuế phân tích, theo quy định của Luật thuế BVMT, người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, NK bao bì.” ( Hoàn thuế bảo vệ môi trường: Ai được hưởng?- Hồng Vân)
Tuy nhiên, do thuế BVMT là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường nên thực chất người nộp thuế cuối cùng chính là người tiêu dùng. Vì vậy, Khi quy định việc hoàn thuế là hoàn lại cho người NK trong trường hợp người NK bao bì để đóng gói sản phẩm do người NK đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói hoặc người mua bao bì trong trường hợp người sản xuất hoặc người NK bao bì bán trực tiếp cho người mua bao bì để đóng gói sản phẩm do người mua bao bì sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.Vậy, chúng ta đặt ra câu hỏi: “ Liệu khi những đối tượng này được giảm thuế thì trên thực tế, mức giá thành có giảm, và người nộp thuế là người tiêu dùng liệu có được hoàn lại số tiền thuế mình nộp chp sản phẩm ấy hay đơn giản số tiền hoàn thuế đó lại “bỏ túi” những nhà sản xuất, kinh doanh?
 Vụ Chính sách thuế cho biết, bản chất của việc đưa quy định này vào cũng xuất phát từ việc người tiêu dùng là người nộp thuế và mục đích là để ràng buộc trách nhiệm trong việc hoàn lại thuế đối với người tiêu dùng của người sản xuất và nhập khẩu bao bì, buộc những người này phải giảm giá thành để có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc giám sát vấn đề này rất khó, bởi với mức đánh thuế môi trường nhỏ trên mỗi sản phẩm, người sản xuất và NK trong trường hợp này sẽ lợi dung việc ít quan tâm của người tiêu dùng trong việc đóng thuế môi trường để giữ nguyên mức giá của sản phẩm và “chiếm” luôn khoản tiền được hoàn thuế. Đồng thời, cái khó nữa là ngay cả khi có vi phạm xảy ra thì việc xác định vi phạm là rất khó.
Tuy nhiên, theo quy định về hồ sơ để được hoàn tiền thuế BVMT đối với trường hợp người sản xuất hoặc người NK bao bì bán trực tiếp cho người mua bao bì để đóng gói sản phẩm thì một trong các giấy tờ phải có là “Văn bản cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người mua bao bì và đóng dấu (nếu người mua bao bì là pháp nhân)”. Do đó, để được hoàn thuế BVMT, người sản xuất hoặc người NK phải yêu cầu người mua bao bì cung cấp văn bản cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm, khi đó, người mua bao bì sẽ biết bao bì mà mình đã mua để đóng gói sản phẩm thuộc đối tượng được hoàn tiền thuế BVMT và sẽ yêu cầu người sản xuất hoặc người NK trả lại tiền thuế đã nộp. Vấn đề này không phải không đặt ra trường hợp thông đồng giữa cơ sở sản xuất, NK bao bì với người đóng gói sản phẩm để cùng được hưởng khoản lợi từ việc hoàn thuế.
Một vấn đề bất cập nữa là việc giám sát, quản lí và thực hiện thu thuế. Ở đây đặt ra vấn đề:
–    Yếu tố chuyên nghiệp trong việc xác định , phân loại đối tượng chịu thuế của người thu thuế còn hạn chế. Mức độ phân biệt giữa mức thuế thấp nhất và cao nhất là rất khó, vì vậy cần đặt ra vấn đề, đội ngũ giám định phải là những người có chuyên môn và thực hiện tốt việc phân định đối tượng chịu thuế nào có mức thu bao nhiêu?
–    Người sản xuất các mặt hàng có đối tượng chịu thuế liệu có chấp hành nghiêm những quy định về chịu thuế, hay có một số đối tượng lợi dụng quy định về hoàn thuế, đối tượng chịu thuế, biểu thuế để trốn thuế, giảm thuế chuộc lợi về mình.
–    Bản thân người tiêu dùng là người nộp thuế nhưng ngay cả khi Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực được áp dụng dường như vẫn còn chưa thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Thậm chí có những người còn không biết việc đánh thuế này có ý nghĩa bảo vệ môi trường như thế nào để có ý thức hạn chế việc sử dụng chững sản phẩm ít gây ô nhiễm để thay thế.

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191  hoặc gửi thư về địa chỉ email: lienhe@luatlvn.vn.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

  • Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

  • Thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

  • Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com