Biện pháp dân sự có thể sử dụng trong tranh chấp về nhãn hiệu

Khi xảy ra tranh chấp hoặc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chủ thể quyền có thể lựa chọn các biện pháp bảo vệ quyền của mình: biện pháp dân sự, biện pháp hành chính; biện pháp hình sự.

bien-phap-dan-su-co-the-su-dung-khi-co-tranh-chap-nhan-hieubien-phap-dan-su-co-the-su-dung-khi-co-tranh-chap-nhan-hieuKhi xảy ra tranh chấp hoặc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chủ thể quyền có thể lựa chọn các biện pháp bảo vệ quyền của mình: biện pháp dân sự, biện pháp hành chính; biện pháp hình sự.

Dưới đây trình bày biện pháp dân sự mà chủ thể có thể lựa chọn để bảo vệ quyền lợi cho mình

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm

 – Theo yêu cầu của người khởi kiện, Toà án quyết định buộc người có hành vi xâm phạm quyền SHTT chấm dứt ngay hành vi xâm phạm.

 – Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay. Do đó, nếu người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT khiếu nại quyết định đó, thì trong thời hạn khiếu nại, giải quyết khiếu nại theo quy định tại các điều 124 và 125 của Bộ luật Tố tụng dân sự, họ vẫn phải thi hành quyết định đó.

bien-phap-dan-su-co-the-su-dung-khi-co-tranh-chap-nhan-hieu2.bien-phap-dan-su-co-the-su-dung-khi-co-tranh-chap-nhan-hieu2.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai

Toà án quyết định trong bản án, quyết định về việc buộc người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải xin lỗi, cải chính công khai nhằm khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng… cho chủ thể quyền SHTT bị xâm phạm.

 Việc buộc xin lỗi, cải chính công khai nhằm mục đích bảo vệ quyền nhân thân của tác giả quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật SHTT 2005 (bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm) và khôi phục danh dự, uy tín cho tác giả.

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

 Toà án quyết định áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với chủ thể quyền SHTT. [không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thoả thuận theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chủ thể quyền SHTT (người có quyền)].

4. Buộc bồi thường thiệt hại

Người có hành vi xâm phạm quyền SHTT mà gây thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cho chủ thể quyền SHTT, thì phải bồi thường.

Do Bộ luật Dân sự có quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại và cách thức bồi thường thiệt hại khác với quy định của Luật SHTT 2005; do đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật SHTT 2005 khi giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại phải áp dụng các quy định tại các điều 204 và 205 của Luật SHTT, các điều 16, 17, 18, 19 và 20 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP

5. Buộc tiêu hủy, phân phối hoặc đưa vào sử dụng

Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT.

 Toà án xem xét quyết định buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện nêu trên mà không phụ thuộc vào việc chủ thể quyền có yêu cầu hay không có yêu cầu.

 Việc buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại phải căn cứ vào quy định tại khoản 5 Điều 202 của Luật SHTT 2005, các điều 30 và 31 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP.

Khi quyết định buộc tiêu huỷ hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, Toà án phải quyết định trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chịu chi phí cho việc tiêu huỷ đó.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com