Bình luận các quy định pháp luật hiện hành về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Bài tập học kỳ môn Luật thương mại 8 điểm.
Bình luận các quy định pháp luật hiện hành về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
I. Đặt vấn đề
Cũng như pháp luật phá sản của các nước khác trên thế giới, Luật phá sản của Việt Nam quan tâm trước hết đến quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các chủ nợ, của người lao động và của doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Kế thừa nội dung quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp 1993(Luật PS DN 1993), Luật PS 2004 vẫn tiếp tục dành cho các chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản còn chủ doanh nghiệp hoặc đại người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ngoài ra, Luật phá sản còn bổ sung quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, các cổ đông công ty cổ phần và thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Để góp phần hiểu hơn về các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, em xin chọn đề tài :’’Bình luận các quy định pháp luật hiện hành về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản’’.
II. Giải quyết vấn đề
1. Thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ xuất hiện khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Vậy khi nào doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản theo pháp luật Việt Nam? Theo quy định tại khoản 1 các điều 13, 14, 15, 16, 17 và điều 18 Luật phá sản: ‘’Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản…’’ chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần (Điều 13); người lao động (Điều 14); đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (Điều 16); các cổ đông công ty cổ phần (Điều 17); thành viên hợp danh Công ty hợp danh đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó; chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Việc xác định chính xác thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là rất quan trọng, không chỉ đối với chính doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, mà còn đối với các chủ nợ, với người lao động và những người có quyền nộp đơn khác. Nếu nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu, họ sẽ bị mất bạn hàng, giảm uy tín, nếu không có sự can thiệp kịp thời có thể do hậu quả đó mà dẫn họ đến tình trạng phá sản thực sự. Nhưng nếu nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản muộn sẽ dẫn đến tình trạng lẽ ra doanh nghiệp, hợp tác xã có thể phục hồi được lại không được hưởng lợi từ việc áp dụng thủ tục phục hồi, doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản, chủ nợ, những người liên quan không còn khả năng thu hồi tốt nhất khoản nợ của mình. Để xác định chính xác thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, cần thiết phải làm rõ khái niệm tình trạng phá sản theo pháp luật Việt Nam.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản