Bất kì hợp đồng vay tài sản đều có thể kèm theo một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau. Phổ biến là có ba biện pháp như: “Thế chấp tài sản, Cầm cố tài sản và Bảo lãnh”.
Bất kì hợp đồng vay tài sản đều có thể kèm theo một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau. Phổ biến là có ba biện pháp như: “Thế chấp tài sản, Cầm cố tài sản và Bảo lãnh”.
Tuy nhiên để có thể sử dụng các biện pháp bảo đảm thuận lợi hơn. Vì vậy, tài sản bảo đảm là bất kì loại động sản, bất động sản và thỏa mãn:
* Tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận và phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm.
* Tài sản bảo đảm không phải là đối tượng bị tranh chấp về quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng.
* Tài sản bảo đảm phải được phép lưu thông.
→ Cụ thể biện pháp thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp mà chỉ giao các giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên nhận thế chấp giữ.
Đối tượng của thế chấp tài sản là tài sản bất kì nhưng phải là tài sản trị giá được thành tiền và được phép giao dịch, có thể là tài sản hiện hữu vào thời điểm thế chấp, có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. Nếu là bất động sản thì tùy từng trường hợp các bên có thể thỏa thuận để dùng toàn bộ hoặc một phần bất động sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Đối với những động sản có đăng kí quyền sở hữu thì, người có nghĩa vụ có thể dùng một bất động sản để thế chấp nhiều nghĩa vụ khác nhau nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
Còn nếu là động sản thì bên thế chấp có thể dùng một phần hoặc toàn bộ động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp bên thế chấp dùng toàn bộ một tài sản là động sản để thế chấp mà động sản có cả vật chính vật phụ thì thì vật chính, vật phụ dều là đối tượng của thế chấp. Nếu bên thế chấp chỉ dùng vật chính hoặc vật phụ của một sản để thế chấp thì đối tượng của thế chấp chỉ là phần tài sản đã được xác định.
Hình thức của thế chấp tài sản: việc thế chấp phải thành lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực của ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền (nếu pháp luật quy định) hay đăng kí giao dịch bảo đảm nếu đối tượng của thế chấp là các tài sản như: Quyền sử dụng đất; quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; tàu bay, tàu biển; một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ (việc thế chấp chỉ có hiệu lực từ thời điểm hoàn thành việc đăng kí). Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận được quy định rõ tại Điều 350, 351 và điều 349.
Xử lí tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Tài sản thế chấp sẽ được xử lí khi đến hạn trả nợ mà bên vay không trả hoặc trả không hết khoản nợ đã vay. Như vậy nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ thì tài sản thế chấp sẽ được xử lí để thực hiện nghĩa vụ. Việc xử lí tài sản bảo đảm được thực hiện theo phương thức do các bên thỏa thuận như: bán tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp nhận chính tài sản thế chấp để trừ nợ, bên nhận thế chấp nhận các khoản tiền hoặc các tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.
Nếu các bên không thỏa thuận về phương thức xử lí tài sản thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản và việc xử lí tài sản trong trường hợp này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Trong trường hợp tài sản thế chấp dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ cho các bên nhận thế chấp thì số tiền từ việc xử lí tài sản dùng để thanh toán các khoản nợ của các bên nhận thế chấp theo thứ tự ưu tiên như sau:
• Khi tất cả các giao dịch đảm bảo đều được đăng kí thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lí tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng kí.
• Nếu một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng kí, có giao dịch bảo đảm không đăng kí thì giao dịch bảo đảm có đăng kí được ưu tiên thanh toán.
• Nếu một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng kí thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.
Việc thế chấp tài sản được coi là chấm dứt khi tài sản được xử lí, việc thế chấp bị hủy bỏ hay được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, hoặc là nghĩa vụ bảo đảm bằng biện pháp thế chấp đã được thực hiện xong.