Các câu hỏi môn lý luận nhà nước và pháp luật

Các câu hỏi môn lý luận nhà nước và pháp luật. Các câu hỏi bán trắc nghiệm.

Các câu hỏi môn lý luận nhà nước và pháp luật. Các câu hỏi bán trắc nghiệm.


Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi các nhận định sau đúng hay sai, giải thích tại sao:

1. “Hiến pháp là đạo luật gốc trong hệ thống pháp luật Việt Nam.”

2. “Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. ”

3. “Bộ Giao thông vận tải không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”

4. “Thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh đặc biệt của ngành luật dân sự.”

Xin cảm ơn.?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008;

– “Bộ luật dân sự năm 2015”.

II. LVN Group tư vấn:

1. Hiến pháp là đạo luật gốc trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Khẳng định này là đúng. Bởi vì:

– Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.

– Về nội dung, đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi công dân trong xã hội, như: chế độ chính trị; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường; quyền con người; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

– Về mặt pháp lý, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp. Các điều ước quốc tế mà Nhà nước tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp; khi có mâu thuẫn, đối lập với Hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bản lưu đối với từng điều. Ngoài ra, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà Hiến pháp quy định. Đặc biêt, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi Hiến pháp phải tuân theo trình tự đặc biệt được quy định trong Hiến pháp.

2. Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Khẳng định này là đúng. Bởi vì:

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Như vậy, chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ như Hiến pháp, Luật do Quốc hội ban hành, Nghị định do Chính phủ ban hành…

Khoản 2 Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 cũng quy định: 

Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Vậy khẳng định trên là đúng.

3. Bộ Giao thông vận tải không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Khẳn định này là sai

Theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

4. Nghị định của Chính phủ.

5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.

11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Như vậy. Bộ giao thông vận tải không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ trưởng bộ giao thông vận tải mới có thẩm quyền ban hành Thông tư.

4. Thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh đặc biệt của ngành luật dân sự.

Khẳng định này là đúng. Bởi vì:

Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những cách thức, biện pháp mà nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước phù hợp với ba lợi ích (nhà nước, xã hội và cá nhân). Trong quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể luôn bình đẳng về địa vị pháp lý. Pháp luật dân sự cũng tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể. Mặt khác, “Bộ luật dân sự năm 2015” cũng ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận tại Điều 4 của Bộ luật. Do đó, thỏa thuận là một phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự.

Cac-cau-hoi-mon-ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat.Cac-cau-hoi-mon-ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat.

>>> Luật sư tư vn pháp lut hành chính qua tổng đài: 1900.0191

Thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh đặc biệt của ngành luật dân sự bởi lẽ chỉ có ngành luật dân sự mới tôn trọng và cho phép các bên thỏa thuận, hòa giải, trong ngành luật hình sự và hành chính không ghi nhận sự thỏa thuận. Điều này xuất phát từ đối tượng chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật. Trong quan hệ pháp luật hình sự và hành chính, 1 trong các chủ thể là nhà nước, là đối tượng có quyền lực tối cao, đưa ra “mệnh lệnh”. Bên còn lại là công dân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ phục tùng mệnh lệnh đó. Trong quan hệ pháp luật dân sự., các chủ thể bình đẳng với nhau, phương pháp thỏa thuận sẽ đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích giữa các bên. Với phương pháp này sẽ tạo điều kiện các bên dung hòa được lợi ích của mình  với lợi ích của chủ thể kia. Khi lợi ích được dung hòa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế mà đảm bảo cho lợi ích của bên kia.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com