Các dấu hiệu đặc biệt có được bảo hộ là nhãn hiệu? Pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào về các loại dấu hiệu đặc biệt này?
Các dấu hiệu đặc biệt có được bảo hộ là nhãn hiệu? Pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào về các loại dấu hiệu đặc biệt này?
Khác với những dấu hiệu hiệu ở dạng từ ngữ, chữ cái, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, hình khối,… là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được, tức là người tiêu dùng có thể cảm nhận được bằng thị giác thì có những dấu hiệu rất đặc biệt chỉ có thể được cảm nhận bởi các cơ quan giác quan khác của con người như thính giác, vị giác, khứu giác,… Những dấu hiệu đặc biệt đó như là: hương thơm, mùi vị, âm thanh, sự chuyển động,…. Những dấu hiệu này khi mang một đặc trưng riêng và được chủ sở hữu sử dụng lâu dài thì hoàn toàn có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Trong trường hợp đó những dấu hiệu này có được bảo hộ là nhãn hiệu hay không?
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã công nhận việc bảo hộ nhãn hiệu là những dấu hiệu đặc biệt như thế này. Mỹ là quốc gia đầu tiên công nhận việc đăng ký nhãn hiệu mùi vị – mùi thơm tươi mát của nước hoa Plumeria dùng cho chỉ may và thêu ren vào năm 1990. Việc đăng ký và bảo hộ những dấu hiệu này không phải là phổ biến và chủ yếu chúng được dùng để phân biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Đó có thể là những bản nhạc hiệu hoặc hệ thống tín hiệu của một chương trình phát thanh, truyền hình; mùi vị đặc biệt của một loại thuốc dành cho trẻ em; ánh sáng đặc biệt của một chương trình giải trí…. Trong số những dấu hiệu đặc biệt dùng để phân biệt hàng hoá và dịch vụ, nhãn hiệu là âm thanh chiếm giữ một vị trí chủ yếu. Pháp luật một số quốc gia (Mỹ, Ba Lan, Đức) có những qui định trực tiếp cho phép đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.
Còn pháp luật Việt Nam thì sao? Theo quy định tại Điều 7 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”
Như vậy, xét theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nhãn hiệu được bảo hộ không chỉ thỏa mãn yếu tố phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác mà còn bắt buộc phải là dấu hiệu nhìn thấy được. Đây có thể xem là một hạn chế trong quy định về pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Vì trên thực tế, sẽ có rất nhiều trường hợp các chủ thể muốn đăng ký các dấu hiệu đặc biệt kia như một đặc trưng của mình nhưng theo quy định của pháp luật thì họ không thể bảo hộ dấu hiệu đó của mình.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Nguyên nhân lý giải cho sự hạn chế này chủ yếu xuất phát từ những vấn đề mang tính kỹ thuật, đặc biệt là liên quan đến khả năng lưu giữ và truyền tải cũng như việc công bố những dấu hiệu đặc biệt này là nhãn hiệu. Bên cạnh đó với trình độ kỹ thuật hiện tại của nước ta, việc đảm bảo cho khả năng lưu giữ cũng như đánh giá tính phân biệt và xác định phạm vi bảo hộ của những dấu hiệu đặc biệt này trong trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra là rất khó khăn. Có lẽ xuất phát từ những lý do trên mà hiện tại, Việt Nam vẫn chưa công nhận những dấu hiệu đặc biệt này có thể bảo hộ như là nhãn hiệu.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
– Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
– Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– Quy định về tư vấn pháp luật trực tuyến trên website
– Tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tuyến miễn phí
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài