Các trường hợp được xác nhận là liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ. Công an viên hy sinh trong khi làm nhiệm vụ thì có được xem xét xác nhận là liệt sĩ không?
Các trường hợp được xác nhận là liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ. Công an viên hy sinh trong khi làm nhiệm vụ thì có được xem xét xác nhận là liệt sĩ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Con tôi là phó công an xã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ khi đang thuyết phục đối tượng gây mất trât tự chửi bới thách thức lực lượng công an xã, nhân lúc sơ hở đối tượng dùng dao đâm vào cổ đứt động mạch cổ và chết ngay tại chỗ. Như vậy xin hỏi LVN Group con tôi có được đề nghị xét làm thủ tục công nhận là liệt sĩ không? xin cảm ơn luât sư!
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi bổ sung năm 2012
– Nghị định 31/2013/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về các trường hợp được công nhận là liệt sĩ như sau:
“6. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
d) Làm nghĩa vụ quốc tế;
đ) Đấu tranh chống tội phạm;
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
…”
Theo đó, Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; hoặc động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, anh ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;… Vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì đương nhiên được công nhận danh hiệu liệt sĩ
>> LVN Group tư vấn về điều kiện được công nhận liệt sĩ: 1900.0191
Theo thông tin bạn cung cấp, con bạn là phó công an xã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ là thuyết phục đối tượng chửi bới, thách thức lực lượng công an xã, nhân lúc sơ hở đối tượng dùng dao đâm vào cổ con bạn và làm đứt động mạch cổ làm con bạn chết ngày tại chỗ. Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định về các trường hợp được xem xét xác nhận là liệt sĩ, cụ thể tại điểm d, đ khoản 1 Điều 17 quy định trường hợp như sau thì được xem xét xác nhận là liệt sĩ:
– Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
– Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
– Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị.
Trường hợp bị chết trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ;
– Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;
– Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;
– Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
– Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
– Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau: Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;
– Mất tin, mất tích quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ;
– Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai.
Do đó, nếu trường hợp con bạn hy sinh trong quá trình trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật hình sự hoặc hy sinh khi dũng cảm thực hiện công việc cấp bách nguy hiểm phục vụ quốc phòng an ninh thì được xem xét xác nhận là liệt sĩ. Vì vậy, phải căn cứ vào tình hình thực tế khi con bạn làm nhiệm vụ để xác định được con bạn có trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không thì mới có thể kết luận được con bạn có được xem xét xác nhận là liệt sĩ hay không.