Chậm tách đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư có bị phạt không?

Chậm tách đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư có bị phạt không? Thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký kinh doanh.

Chậm tách đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư có bị phạt không? Thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký kinh doanh.


Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Quý công ty! Cho em hỏi là Doanh nghiệp em là Doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài. Tháng 3/2016 em có thay đổi giấy Chứng nhận đầu tư họ chỉ cấp cho 1 năm (do nhiều thủ tục của chủ cho thuê đất chưa hoàn thành và chỉ thay đổi nội dung đầu tư). Họ có yêu cầu tách giấy Đăng ký kinh doanh. Giờ em mới làm thủ tục tách giấy Đăng ký kinh doanh, vậy có bị phạt gì không ạ? Và khi tách Đăng ký kinh doanh làm dấu mới thì em muốn giữ lại dẫu cũ 1 thời gian ngắn nữa để hoàn thành chứng từ tg trước sau đó nộp lại dẫu cũ sau có được không ạ? Rất mong nhận được phản hồi từ phía Quý Công ty! Em xin cảm ơn!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

  • Luật đầu tư 2014
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP
  • Công văn 5122/BKHĐT-PC năm 2015
  • Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP.

2. Nội dung tư vấn:

Tại Điều 40 Luật đầu tư 2014 có quy định như sau:

Điều 40. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Khi có nhu cầu thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo thông tin bạn trình bày doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài. Tháng 3/2016 doanh nghiệp bạn có thay đổi giấy Chứng nhận đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp cho 1 năm (do nhiều thủ tục của chủ cho thuê đất chưa hoàn thành và chỉ thay đổi nội dung đầu tư). Cơ quan có thẩm quyền có yêu cầu tách giấy Đăng ký kinh doanh. Căn cứ theo quy định trên thì khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi các nội dung trên Giấy chứng nhận đầu tư như thông tin liên quan đến nhà đầu tư, thông tin doanh nghiệp, thông tin dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, do vậy hiện nay bạn làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thì sẽ không bị phạt.

Tuy nhiên, không rõ là từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp bạn đã tuân thủ đầy đủ các quy định hay chưa, do vậy bên bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, cụ thể hơn tại Điều 13 Nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 13. Vi phạm các quy định về hoạt động đầu tư tại Việt Nam

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo cho cơ quan đăng ký đầu tư trước khi bắt đu thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư;

b) Báo cáo không trung thực về hoạt động đầu tư;

c) Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật đầu tư;

d) Thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòngđiều hành;

đ) Chấm dứt hoạt động Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ dự án đầu tư không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phn, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

b) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư;

c) Giãn tiến độ thực hiện dự án, giãn tiến độ đầu tư nhưng không đề xuất bằng văn bản với cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơquan đăng ký đầu tư;

d) Tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quanđăng ký đầu tư;

đ) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, thủ tục thanh lý dự án đầu tư.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư;

b) Không đáp ứng các điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;

c) Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi chuyển nhượng dự án đầu tư;

d) Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư;

b) Tiếp tục triển khai dự án khi đã bị cơ quan đăng ký đầu tư quyết định ngừng hoạt động;

c) Tiếp tục triển khai dự án khi đã chấm dứt hoạt động mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận;

d) Không triển khai dự án đầu tư sau 12 (mười hai) tháng mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận.

7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC đối với hành vi vi phạm tại Điểm d Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.

Tại Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 15. Quản lý và sử dụng con dấu 

1. Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp. 

Cham-tach-dang-ky-kinh-doanh-va-chung-nhan-dau-tu-co-bi-phat-khongCham-tach-dang-ky-kinh-doanh-va-chung-nhan-dau-tu-co-bi-phat-khong

>>> LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191

2. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp. 

3. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. 

4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: 

a) Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp; 

b) Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu; 

c) Hủy mẫu con dấu. 

5. Trình tự, thủ tục và hồ sơ thông báo mẫu con dấu thực hiện theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.

Không rõ Doanh nghiệp bên bạn được thành lập tại thời điểm nào, do vậy sẽ xác định như sau:

– Doanh nghiệp bạn đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp bạn  làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp. 

– Trường hợp doanh nghiệp bạn thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp. 

Trong trường hợp bên bạn làm con dấu mới nhưng lại không nộp lại con dấu cũ cho bên phía cơ quan công an mà vẫn tiếp tục sử dụng thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 32. Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

b) Sử dụng, thay đi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

b) Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com