Chấp hành báo hiệu đường bộ. Thời hạn tạm giữ phương tiện theo thủ tục hành chính.
Chấp hành báo hiệu đường bộ. Thời hạn tạm giữ phương tiện theo thủ tục hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ LVN Group tư vấn dùm em lỗi do ai và tại sao lại giam xe em. Em đang chạy xe trên đường có một bé gái khoảng 15 tuổi bất ngờ chạy qua đường mà không để ý xe, em chạy bên phần đường của em và nhìn thấy bé ấy nên em bóp còi, bé ấy hoãn và ngất xỉu, vì tránh bé mà em té và hư xe chấn thương nhiều chỗ, và bị Cảnh sát giao thông lập biên bản và giam xe em khoảng tuần lễ chưa hẹn ngày để em lấy xe ra ngoài.
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
2. Giải quyết vấn đề:
Theo nguyên tắc thì khi xảy ra va chạm giao thông thì Cơ quan chức năng được phép tạm giữ phương tiện giao thông để xác minh sự việc.
Đối với trường hợp của bạn thì có sảy ra va chạm nên việc Cảnh sát giao thông tạm giữ xe của bạn để xác minh sự việc là phù hợp với quy định của pháp luật.
Tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
“1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
….
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”
Bạn cần lưu ý rằng:
Thứ nhất: Việc xác định lỗi
Tại Điều 32 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Điều 32. Người đi bộ
“1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.”
>>> LVN Group tư vấn pháp luật chấp hành biển báo giao thông: 1900.0191
Tại Điều 11 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
“4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.”
Căn cứ theo các quy định trên thì người đi bộ chỉ được sang đường khi có đèn tín hiệu và nơi vạch kẻ đường, và trách nhiệm của bạn phải quan sát, giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ. Do vậy, nếu bé này băng qua đường tại nơi không có tín hiệu và vạch kẻ đường thì bé 15 tuổi đã không tuân thủ quy định về an toàn giao thông đường bộ. Bạn cũng cần lưu ý rằng việc xác định lỗi thuộc về ai thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và dựa vào kết luận của Cảnh sát giao thông.
Thứ hai: Thời hạn tạm giữ phương tiện theo thủ tục hành chính
Theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì sau khi xác minh rõ sự việc thì cơ quan tạm giữ phương tiện sẽ phải trả lại phương tiện cho bạn. Ngoài ra theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn tạm giữ phương tiện không được quá 60 ngày.