Chế độ đối với giáo viên kiêm tổng phụ trách đội trường tiểu học

Chế độ đối với giáo viên kiêm tổng phụ trách đội trường tiểu học. Phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên tiểu học.

che-do-doi-voi-giao-vien-kiem-tong-phu-trach-doi-truong-tieu-hocche-do-doi-voi-giao-vien-kiem-tong-phu-trach-doi-truong-tieu-hoc

Chế độ đối với giáo viên kiêm tổng phụ trách đội trường tiểu học. Phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên tiểu học.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi hiện là giáo viên âm nhạc kiêm Tổng phụ trách đội tại trường Tiểu Học có 18 lớp ở vùng đồng bằng tỉnh Ninh Bình. Ban giám hiệu phân công cho tôi dạy 22 tiết/tuần (18 tiết của 18 lớp + 4 tiết dạy bồi dưỡng học sinh có năng khiếu âm nhạc) và làm cả tổng phụ trách nữa. Vậy cho tôi hỏi :

1. Khi tôi kiêm nhiệm tổng phụ trách thì tôi sẽ được giảm tiết dạy là bao nhiêu tiết/1 tuần?

2. Nếu không giảm số tiết dạy cho tôi thì số tiền tăng giờ của tôi sẽ được tính như thế nào? hiện tại mức lương của tôi là bậc 1, hệ số 2,34 và phụ cấp đứng lớp là 35%. Lương của tôi có là 3.300.000/tháng.

3. Ngoài ra tôi còn được hưởng những chế độ nào khi làm tổng phụ trách không?

Kính mong Văn phòng Luật LVN Group giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ Mục 4 Phần I Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV quy định việc xếp hạng trường thực hiện theo quy định sau đây:

TT

Trường

Hạng I

Hạng II

Hạng III

1

 

 

Tiểu học:

– Trung du, đồng bằng, thành phố

– Miền núi, vùng sâu, hải đảo

 

– Từ 28 lớp trở lên

– Từ 19 lớp trở lên

 

– Từ 18 đến 27 lớp

– Từ 10 đến 18 lớp

 

– Dưới 18 lớp

– Dưới 10 lớp

Theo như bạn trình bày, bạn hiện đang là giáo viên âm nhạc kiêm Tổng phụ trách đội tại trường Tiểu Học có 18 lớp ở vùng đồng bằng. Như vậy đây là trường tiểu học hạng II.

1. Khi tôi kiêm nhiệm tổng phụ trách thì tôi sẽ được giảm tiết dạy là bao nhiêu tiết/1 tuần?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy như sau:

“Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Bạn đang là giáo viên dạy ở trường tiểu học hạng II thì bạn sẽ dạy khoảng 8 tiết/tuần.

Nếu bạn là giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ thì được tính giảm từ 2 – 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định theo quy định tại Điều 8 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT. 

2. Nếu không giảm số tiết dạy cho tôi thì số tiền tăng giờ của tôi sẽ được tính như thế nào?

Nếu không được giảm tiết dạy thì số tiết đó sẽ được tính là thời gian dạy thêm giờ. Tiền lương dạy thêm giờ được quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC như sau:

“1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:

a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học  =  Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm  =  Tiền lương 01 giờ dạy  x 150%;

c) Tiền lương 01 giờ dạy:  

– Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:
                                   Tổng tiền lương của 12 tháng      Số tuần dành cho giảng dạy        
  Tiền lương                         trong năm học                                       (dạy trẻ)
   01 giờ dạy        =       ────────────────     x      ──────────────
                                           Định mức giờ dạy/năm                          52 tuần 

Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;

d) Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] – (Định mức giờ dạy/năm).

che-do-doi-voi-giao-vien-kiem-tong-phu-trach-doi-truong-tieu-hocche-do-doi-voi-giao-vien-kiem-tong-phu-trach-doi-truong-tieu-hoc

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.0191

Trong đó:

– Số giờ dạy quy đổi/năm học được thực hiện theo Khoản 3 Điều 5 của Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT; Điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT; Khoản 4 Mục II và Khoản 4 Mục III Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH; Điều 12 Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT; Khoản 2 Điều 11 và Điểm d Khoản 3 Điều 13 Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT; Khoản 3 Khoản 4 Điều 10 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 11 Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT;

– Số giờ dạy tính thêm/năm học được áp dụng đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập được quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT;

– Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT; Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT; Điều 9, Điều 10, Điều 11 Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT; Khoản 6 Mục II và Khoản 4 Mục III Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH; Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT;

đ) Định mức giờ dạy/năm được tính theo quy định tại các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư liên tịch này. Cụ thể như sau:

– Định mức giờ dạy/năm của giáo viên mầm non = (Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học);

… “

3. Các chế độ khác khi làm tổng phụ trách?

Khi làm tổng phụ trách bạn sẽ được hưởng chế độ theo quy định tại Mục III Thông tư liên tịch số 23/1996/BTCCP-ĐTNCS-BGDĐT-BTC như sau:

– Hưởng phụ cấp trách nhiệm theo hệ số với các mức sau đây: Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng II hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,20 lương tối thiểu.

+  Khi thôi không làm tổng phụ trách thì không được hưởng khoản phụ cấp này.

– Xếp lương giáo viên và hưởng các khoản phụ cấp, các chế độ khác như giáo viên (nghỉ phép, nghỉ hè, đi học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trang cấp văn phòng phẩm …).

– Hưởng chế độ khen thưởng như giáo viên và các danh hiệu đã thống nhất giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục và đào tạo.

+ Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp ngang với giáo viên giỏi cùng cấp được xét tặng huy chương Nhà giáo, huy chương Vì thế hệ trẻ và các huy chương khác của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

– Ngoài những quy định trên, tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương có thể xem xét giải quyết thêm một số chế độ chính sách khác tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tổng phụ trách hoạt động tốt như hàng năm tổ chức cho đội ngũ tổng phụ trách đi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm tiên tiến, tạo điều kiện vật chất để hoạt động…

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com