Chế độ đối với người hoạt động cách mạng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975

Chế độ đối với người hoạt động cách mạng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đối tượng hưởng chính sách theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

Chế độ đối với người hoạt động cách mạng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đối tượng hưởng chính sách theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.


Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Văn Phòng tư vấn luật: Trước đây vào tháng 2/1987 thực hiện lịch gọi nghĩa vụ quân sự, tôi được gọi nhập ngũ tại Đại Đội 9 Tiểu đoàn 862 Lữ đoàn 146 (Lữ đoàn đảo Trường Sa ), Vùng 4 Hải Quân. Cho đến cuối tháng 2/1990 được xuất ngũ. Tuy nhiên đồng đội tôi tại T.p Nha Trang tỉnh Khánh Hòa đều được hưởng chế độ trợ cấp theo qui định của Quyết định 62/2011/QĐ-TTg. Tuy nhiên tôi có hỏi Phường đội của tôi tại nơi tôi thường trú là P3 Quận Bình Thạnh thì được trả lời Quyết định 62/2011/QĐ-TTg chỉ áp dụng cho lính Campuchia v.v mà không có áp dụng cho lính biển đảo như chúng tôi. Nay qua thư này tôi xin được tư vấn từ đó để phản hồi thông tin của Quý vị cho Phường đội Phường 3 được biết (dù tôi đã dẫn chứng là toàn bộ cựu chiến binh bộ đội Trường Sa đồng đội của tôi tại Khánh Hòa đã được hưởng chính sách này). Sớm mong nhận được hồi đáp của Quý vị. Xin chân thành cảm ơn!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Quyết định 62/2011/QĐ-TTg

2. Nội dung tư vấn: 

Căn cứ Điều 1 của Quyết định 62/2011/QĐ-TTg quy định phạm vi điều chỉnh quy định như sau: 

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào (sau đây gọi chung là đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế) sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.”

Khoản 1 Điều 2 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg quy định đối tượng hưởng chính sách gồm: 

– Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (bao gồm cả số đi lao động hợp tác quốc tế về phục viên, xuất ngũ, thôi việc) trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 hoặc thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng;

– Công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức công an, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành (gọi chung là cán bộ, công nhân viên chức) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;

– Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ xã) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã thôi việc, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;

– Dân quân tự vệ, công an xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý (bao gồm cả thôn, ấp thuộc các xã biên giới) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;

– Thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.

Đồng thời, Khoản 2 Điều 2 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg quy định không áp dụng chế độ đối với các trường hợp sau: 

– Đối tượng không đủ điều kiện theo quy định trên.

– Đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí hoặc đang công tác hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trừ cán bộ xã đã nghỉ hưu hoặc đang công tác nhưng không được tính nối thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi thôi công tác ở xã) hoặc đang hưởng chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng;

che-do-doi-voi-nguoi-hoat-dong-cach-mang-sau-ngay-30-thang-4-nam-1975che-do-doi-voi-nguoi-hoat-dong-cach-mang-sau-ngay-30-thang-4-nam-1975

>>> LVN Group tư vấn chế độ đối với người hoạt động cách mạng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975: 1900.0191

– Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi;

– Vi phạm pháp luật đang chấp hành án tù giam, tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xóa án tích; bị tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu công an nhân dân, danh hiệu dân quân tự vệ; bị buộc thôi việc;

– Xuất cảnh trái phép, đang định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị tòa án tuyên bố là mất tích;

– Quân nhân, công an nhân dân, thanh niên xung phong, nhập ngũ, tuyển dụng hoặc tham gia lực lượng thanh niên xung phong trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;

– Đối tượng được hưởng chế độ theo Quyết định này đã từ trần nhưng không còn vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.

Điều 3 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg quy định về địa bàn, thời gian xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế như sau:

“Điều 3. Quy định về địa bàn, thời gian xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế

1. Trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ truy quét Ful rô ở Tây Nguyên trong địa bàn và thời gian quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Địa bàn xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện thuộc biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1; các tỉnh Tây Nguyên và các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự.

3. Thời gian xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế được xác định như sau:

a) Ở biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979;

b) Ở biên giới phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988;

c) Truy quét Ful rô từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1992;

d) Làm nhiệm vụ giúp bạn Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988;

đ) Làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989.

Thời gian làm nhiệm vụ quốc tế đối với một số đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.”

Theo thông tin bạn cung cấp, vào tháng 2/1987 thực hiện lệnh gọi nghĩa vụ quân sự, bạn được gọi nhập ngũ tại Đại Đội 9 Tiểu đoàn 862 Lữ đoàn 146 (Lữ đoàn đảo Trường Sa ), Vùng 4 Hải Quân. Cho đến cuối tháng 2/1990 bạn xuất ngũ.

Như vậy, nếu bạn không thuộc đối tượng không áp dụng chế độ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg thì sẽ được hưởng chính sách đối với người hoạt động cách mạng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com