Chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến

Chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến. Các giấy tờ làm căn cứ xét duyệt.

Chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến. Các giấy tờ làm căn cứ xét duyệt.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin hỏi: Thông tư liên tịch 104/2002/TTLT-BQP-BTC còn hiệu lực không? Vì tôi làm hồ sơ theo Quyết định 47/2002/QĐ-TTg thì Thành đội nói Quyết định 47/2002/QĐ-TTg đã hết hiệu lực. Nếu còn hiệu lực thì cơ quan nào thụ lý hồ sơ?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư liên tịch 104/2002/TTLT-BQP-BTC

– Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg

– Nghị định 28/CP

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất: Về hiệu lực của văn bản:

Thông tư liên tịch 104/2002/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31/12/1960 trở về trước do Bộ Quốc Phòng – Bộ Tài chính ban hành ngày 01 tháng 08 năm 2002 thì thời điểm hiện tại vẫn còn hiệu lực áp dụng.

Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31/12/1960 trở về trước do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2002 thì đến thời điểm hiện tại vẫn còn hiệu lực áp dụng.

Thứ hai: Về thủ tục, hồ sơ

Nếu bạn thuộc đối tượng tại Khoản 1 Mục I của Thông tư liên tịch 104/2002/TTLT-BQP-BTC thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Mục II như sau:

a) Các giấy tờ làm căn cứ xét duyệt:

– Các giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc:

+ Lý lịch quân nhân: lý lịch quân nhân phục viên;

+ Lý lịch Đảng viên (nếu là Đảng viên);

+ Công lệnh giải ngũ; giấy báo phục viên;

+ Giấy cho nghỉ phép dài hạn;

+ Thẻ chứng minh thư quân nhân dự bị;

– Các giấy tờ liên quan:

+ Bằng (hoặc giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền) Huân, Huy chương tổng kết kháng chiến chống Pháp hoặc khen thưởng tham gia kháng chiến chống Pháp trong dịp thực hiện Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ;

+ Bằng Bảng vàng danh dự, Bảng gia đình vẻ vang;

+ Các giấy tờ có liên quan khác…

b) Quy định về hồ sơ thẩm định, xét duyệt:

– Đối với đối tượng còn có giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc, hồ sơ gồm:

+ Bản khai cá nhân (mẫu số 1a); hoặc của thân nhân là vợ hoặc chồng hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật (mẫu số 1b) đối với trường hợp đối tượng đã từ trần, có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã (phường)) nơi cư trú.

Nếu đại diện người thừa kế theo pháp luật làm bản khai thì phải kèm theo giấy uỷ quyền của những người cùng hàng thừa kế, có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người uỷ quyền cư trú (mẫu số 1c).

+ Bản sao một trong các giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Mục này có công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú.

– Đối với đối tượng không còn giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc (chỉ có giấy tờ liên quan, hoặc không có giấy tờ), hồ sơ gồm:

+ Bản khai cá nhân hoặc của thân nhân như quy định nêu trên.

+ Bản sao các giấy tờ có liên quan theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Mục này (nếu có) có công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú.

che-do-doi-voi-quan-nhan-cong-nhan-vien-quoc-phong-tham-gia-khang-chien.che-do-doi-voi-quan-nhan-cong-nhan-vien-quoc-phong-tham-gia-khang-chien.

>>> LVN Group tư vấn về chế độ quân nhân qua tổng đài: 1900.0191

+ Biên bản xem xét và xác nhận của hội nghị Liên tịch của thôn, gồm đại diện: Chi uỷ (chi bộ), Trưởng thôn, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Người cao tuổi (hoặc đại diện đảng viên, đại diện cựu chiến binh, đại diện người cao tuổi đối với nơi chưa có điều kiện thành lập tổ chức nêu trên), cán bộ lão thành cách mạng… (mẫu số 2)

+ Biên bản xét và xác nhận của hội nghị Ban chấp hành Hội cựu chiến binh xã, phường (có đại diện cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Pháp đã được hưởng chế độ theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg hoặc cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Pháp dang hưởng chế độ hưu trí, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng) gửi Uỷ ban nhân dân xã (phường) xét duyệt (mẫu số 3)

+ Bản xác nhận và đề nghị Uỷ ban nhân dân xã, phường (mẫu số 4).

Đối với QN, CNVQP đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) thuộc đối tượng quy định tại  Thông tư liên tịch 104/2002/TTLT-BQP-BTC nhưng nay cư trú ở địa phương khác, nếu không có đủ giấy tờ chứng nhận đã có thời gian phục vụ trong quân đội thì phải có văn bản xác nhận của địa phương xã (phường) nơi quê quán, của đối tượng hoặc nơi đối tượng nhập ngũ (tuyển dụng vào CNVQP); hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng trước khi nhập ngũ hoặc khi tại ngũ.

Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Mục II thì đối tượng có trách nhiệm nộp hai bộ gồm Bản khai và bản sao một trong các giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc hoặc bản sao các giấy tờ có liên quan (nếu có) cho Uỷ ban nhân dân xã (phường). Ủy ban nhân dân xã( phường) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com