Chi nhánh có tổ chức hoạt động đầu tư và hoạt động tái bảo hiểm không? Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi nhánh có tổ chức hoạt động đầu tư và hoạt động tái bảo hiểm không? Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm tắt câu hỏi:
cô ơi có thể giải đáp cho e câu hỏi này được không ạ? (đối với chi nhánh hoặc công ty con của tổng công ty có tổ chức hoạt động đầu tư và hoạt động tái bảo hiểm không?) e xin cám ơn ạ?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Đồng thời theo quy định tại Điều 189 Luật doanh nghiệp 2014 về công ty mẹ, công ty con:
“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Có thể thấy, quyền hạn và phạm vi hoạt động của chi nhánh phụ thuộc toàn bộ vào mục đích mà công ty thành lập ra chi nhánh đó, và chi nhán cũng chỉ có chức năng thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, chi nhánh cũng không có tư cách pháp nhân để tự mình đứng ra thực hiện hoạt động đầu tư hay tái bảo hiểm mà nó phải thông qua công ty phụ thuộc và phải được sự ủy quyền của công ty đó, nhân danh công ty thực hiện các hoạt động này. Còn đối với công ty con thì do công ty con là một pháp nhân đọc lập, có vốn góp một phần (50% trở lên) hoặc toàn bộ vốn của công ty con nên sẽ có quyền quyết định hoạt động chính của công ty con. Nhưng xét về bản chất thì công ty con lại là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và có thể tự mình dùng danh nghĩa của chính mình thực hiện các hoạt động nhu đầu tư hay tái bảo hiểm. Do đó đối với chi nhánh thì sẽ không thể tự mình hoạt động nếu không được sự ủy quyền từ công ty mẹ, đối với công ty con thì hoàn toàn có quyền tự mình hoạt động đầu tư hay tái bảo hiểm,