Qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chủ thể bồi thường thiệt hại và đối tượng nhận bồi thường thiệt hại.
Có thể hiểu: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại của trách nhiệm dân sự được áp dụng khi có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật hoặc tài sản của một chủ thể nào đó đã gây ra trong thực tế một thiệt hại”. Qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt hại hoặc để tài sản gây thiệt hại .
1. Chủ thể bồi thường thiệt hại.
Để xác định được chủ thể bồi thường thiệt hại trong các vụ thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây thì việc trước tiên là phải xem họ có năng lực chịu trách nhiệm hay không. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của chủ thể là khả năng của chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ thiệt hại xảy ra.
Điều 606 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiêt hại và được Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn tai mục 3 phần I, theo đó, khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà chủ sở hữu, người chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ từ 18 tuổi trở lên thì người đó phải bồi thường thiệt hại toàn bộ, còn đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, việc chủ sở hữu và sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là ít gặp, nhưng không phải không có, nếu áp dụng điều luật thì buộc cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thì rơi vào gượng ép, bởi chủ sở hữu cao độ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu cha mẹ, người giám hộ không là người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ thì hoàn toàn họ không có lỗi. Tại Điều 623 quy định “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác .3 Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được áp dụng với các chủ thể sau:
- Chủ sở hữu;
- Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;
- Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.
Việc xác định ai trong số các chủ thể trên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Điều 165 quy định nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu theo đó chủ sở hữu được quyền thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trước tiên người ta sẽ nghĩ ngay đến nghĩa vụ của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, việc bồi thường trước hết phải đặt ra cho chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, trừ khi chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác hoặc do sự kiện bất khả kháng. Chúng ta có thể xem xét các trường hợp sau đây :
Trường hợp thứ nhất, chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Theo quy định của pháp luật dân sự, chủ sở hữu là người chiếm hữu sở dụng định đoạt tài sản theo ý chí của mình. Việc thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu không được gây tổn hại tới lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, nếu nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hai cho người khác trong trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ sở nguồn nguy hiểm cao độ. Chủ sở hữu bị coi là có lỗi khi đã không tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo quản trông giữ tài sản, để tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác.
Trường hợp thứ hai, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng theo ý chí của chủ sở hữu. Đó là: chủ sở hữu người nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dung, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động hoặc chuyển giao theo một giao dich dân sự (chẳng hạn, việc người chiếm hữu ,sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo hợp đồng: thuê, mượn, cầm cố …..)
Chủ sở hữu thể hiện quyền sở hữu của minh dưới nhiều hình thức khác nhau, chủ sở hữu có thể trực tiếp chiếm hữu, sử dụng để khai thác công dụng của tài sản, chủ sở hữu có quyền giao quyền quản lý, sử dụng tài sản cho người khác thông qua giao dịch như cho thuê, cho mượn, vì vậy, chủ sở hữu những người này có quyền khai thác như chủ sở hữu để hưởng lợi ích tài sản thì họ cũng phải chịu trách nhiệm khi tài sản gây thiệt hại (Điều 193,194 ).
Khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “nếu chủ sở hữu đã giao quyền chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Tuy nhiên, nếu cho rằng chủ sở hữu đã chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ là chủ sở hữu hết trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người đang chiếm hữu, sử dung nguồn nguy hiểm cao độ là không hợp lý, hiện nay, bộ luật vẫn chưa phân định rõ ràng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong các trường hợp khác nhau. Do vậy để xác định trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo khoản 2 Điều 623 cần xem xét việc chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo quan hệ lao động.
Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật). Trách nhiệm liên đới bồi thường sẽ phát sinh nếu chủ sỡ hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp cùng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
Việc xác định ai trong số chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào các trường hợp cụ thể do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào các trường hợp cụ thể .
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2005, chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Như vậy chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là chủ thể đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Xuất phát từ đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao độ khác với các loại tài sản khác là luôn tiềm ẩn nội tại khả năng gây gây thiệt hại cho thế giới vật chất xung quanh, con người không thể lường trước để có thể hạn chế thiệt hại xảy ra, cho nên nhà nước ta quy định chỉ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải có các nghĩa vụ sau đây: “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trong cất giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ theo tinh thần của phápluật bao gồm chủ sở hữu thực tế nguồn nguy hiểm cao độ và người được chủ sở hữu chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Trong xã hội, bất cứ quan hệ xã hội nào, bên cạnh hưởng các quyền từ chủ thể thì phải gánh chịu nghĩa vụ nhất định trong quan hệ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, pháp luật quy định cho chủ sở hữu bằng hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, tức là chủ sở hữu có quyền tiến hành các giao dịch, tiến hành việc định đoạt nguồn nguy hiểm cao độ như mua bán, tặng cho, cho vay, cho mượn, cầm cố thế chấp, có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng những hành vi của chủ sở hữu không được trái với các quy định của pháp luật, không được vượt ra khỏi phạm vi khống chế mà pháp luật cho phép.
Đối với nguồn nguy hiểm cao độ là phương tiện giao thông vận tải mà cụ thể là phương tiện giao thông đường bộ, Luật giao thông đường bộ quy định tương đối cụ thể về nghĩa vụ của các chủ phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông, chủ phương tiện là người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo an toàn của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, chủ phương tiện giao thông vận tải khi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng vào lưu thông phải đảm bảo chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải cơ giới được quyền sử dụng phương tiện cơ giới của mình vào phục vụ nhu cầu chính đáng của bản thân, nhưng củng phải có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật khi sử dụng, vận hành chúng. Khi các phương tiện vận tải cơ giới hoạt động gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại.
Đối với nguồn nguy hiểm cao độ là thú dữ, do những bất cập là những loại thú có tính nguy hiểm cao, nếu việc quản lý không tốt sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng con người cho nên phải bảo đảm một ngành chăn nuôi có thu nhập cao vừa đảm bảo an toàn cho người dân.Thú dữ là loài vật chưa được thuần hóa, có tính nguy hiểm rất cao cho nên Nhà Nước ta cho phép các cá nhân, tổ chức được nuôi để phục vụ kinh tế, nhưng Nhà Nước ta cũng quy định chặt chẽ nghĩa vụ cho người nuôi. Khi nuôi thú dữ phải tránh những nơi có thể xảy ra thiên tai (lũ lụt, động đất ..) dễ gây mất an toàn. Khi chăn nuôi cũng như quản lý thú dữ, nơi nuôi phải đạt tiêu chuẩn an toàn phải có phương thức quản lý thứ dữ, ngoài ra khi nuôi thú dữ phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân thủ các quy định của pháp luật, nếu thú dữ gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường.
3. Chủ thể được bồi thường thiệt hại.
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gồm thiệt hại về vất chất và thiệt hại về tinh thần, chủ thể được bồi thường thiệt hại có thể không phải là người bị hại .
Đối với trường hợp thiệt hại về sức khỏe thì chủ thể được bồi thường là người bị thiệt hại, người chăm sóc người chăm sóc người bị thiệt hại, đối với trường hợp bị thiệt hại về tính mạng thì chủ thể này gồm: nhân thân người bị thiệt hại, người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất, người trực tiếp nuôi dưỡng người bi thiệt hại hoặc người bị thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng.