Tư vấn luật hành chính qua tổng đài 19001950. LVN Group tư vấn luật hành chính uy tín, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong lĩnh vực hành chính.
Chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính là ai? Chủ thể chấp hành xử phạt vi phạm hành chính khi chưa sang tên phương tiện.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào LVN Group! Tôi được biết từ ngày 1 tháng 12 năm 2015, cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ thực hiện việc xử phạt nguội đối với các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, tôi có một thắc mắc như sau muốn nhờ LVN Group tư vấn đó là đối với những trường hợp mua bán xe máy mà chưa thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ thì người chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do ai thực hiện? Mong nhận được phản hồi từ phía LVN Group! Xin cảm ơn!
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 74, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ thì trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Chính vì vậy, trong trường hợp này, nếu như các phương tiện chưa được thực hiện thủ tục chuyển tên phương tiện thì người điều khiển sẽ chịu trách nhiệm thay cho chủ phương tiện khi chủ phương tiện vắng mặt tại nới xảy ra vi phạm. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây đó là nếu như trong trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì theo quy định trên, chủ phương tiện hoàn toàn là người chịu trách nhiệm chấp hành quyết định xử phạt. Thế nhưng, chủ phương tiện trong trường hợp này lại không phải là người hình thành nên lỗi vi phạm. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ghi nhận rằng xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, người chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải là người có lỗi, tức là người điều khiển phương tiện giao thông đó, còn chủ phương tiện phải chứng minh rằng mình là người không có lỗi vi phạm và đã thực hiện việc chuyển nhượng phương tiện nhưng người mua phương tiện đó lại không thực hiện thủ tục sang tên phương tiện.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Thủ tục cấp giấy phép quay phim bằng phương tiện bay không người lái
– Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển phương tiện giao thông
– Các trường hợp phương tiện giao thông phải giảm tốc độ
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– Luật sư tư vấn về xử phạt hành chính hành vi gây mất trật tự sau 22h
– Luật sư tư vấn xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại