Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng

Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng. Bài tập lớn môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam 8 điểm.

Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng. Bài tập lớn môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam 8 điểm.


MỞ ĐẦU

Hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội được quan niệm là hệ thống các tổ chức chính trị – xã hội mà nhờ đó nhân dân lao động thực thi quyền lực của mình. Hệ thống chính trị này bao trùm và điều chỉnh mọi quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội; giữa các dân tộc và giữa các tổ chức xã hội. Ở mỗi giai đoạn cách mạng, khái niệm hệ thống chính trị có những nội hàm đặc thù nên được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể chính trị – xã hội (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam), và các mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống.

Đổi mới tư duy về hệ thống chính trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng ta – lực lượng lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Trong thời kì đổi mới thì nhiệm vụ trên lại càng trở nên cần thiết, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

Là một sinh viên Luật, em nhận thấy mình có trách nhiệm phải tìm hiểu về chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng. Vì vậy em lựa chọn đề tài “Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng” cho bài tập lớn bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.

NỘI DUNG

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ “ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN”

Khái niệm “Nhà nước pháp quyền”

Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền có từ rất sớm ở Hy Lạp. Theo định nghĩa cổ xưa nhất thì Nhà nước pháp quyền là một hệ thống thể chế nơi quyền lực công phục tùng pháp luật. Đến thế kỷ XVIII, các nhà dân chủ tư sản tiếp tục hoàn thiện, nâng lên thành học thuyết về nhà nước pháp quyền. So với nhà nước chuyên chế phong kiến đây là nhà nước tiến bộ, nhân đạo có giá trị của nền văn minh nhân loại. Trong lịch sử thế giới đã tồn tại nhiều hình thức nhà nước pháp quyền, dựa trên nguyên tắc chung, ở nhiều nước khác nhau, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau, xuất phát từ những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội nhất định. 

Lí thuyết phân quyền của Montesquieu vốn là nền tảng cho phần lớn Nhà nước phương Tây hiện đại khẳng định sự phân chia 3 quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và những giới hạn của 3 thứ quyền lực này. Ví dụ trong mô hình dân chủ nghị viện, quyền lập pháp (Nghị viện) hạn chế quyền lực của phía hành pháp (Chính phủ). Như vậy chính phủ không thể tự do hành động theo sở thích của mình và phải luôn có được sự hậu thuẫn của Nghị viện, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của dân chúng. Cũng như thế, tư pháp cho phép tạo ra sự đối trọng đối với một số quyết định của chính phủ.

chu-truong-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-cua-dangchu-truong-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-cua-dang

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com