Có được góp vốn bằng nhãn hiệu không?

Có được góp vốn bằng nhãn hiệu không? Tài sản góp vốn theo quy định Luật doanh nghiệp 2014.

Có được góp vốn bằng nhãn hiệu không? Tài sản góp vốn theo quy định Luật doanh nghiệp 2014.


Tóm tắt câu hỏi:

Mong Công ty Luật LVN Group cho tôi giải đáp: “Có thể góp vốn bằng nhãn hiệu được hay không?”. Và có căn cứ pháp lý trong luật không? Ở Việt Nam đã có trường hợp thế này không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật doanh nghiệp 2014

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009

2. Giải quyết vấn đề:

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 quy định tài sản góp vốn như sau:

“1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.”

Như vậy, có thể thấy tài sản góp vốn của doanh nghiệp có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá. Theo quy định tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định:

– Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 

co-duoc-gop-von-bang-nhan-hieu-khong-co-duoc-gop-von-bang-nhan-hieu-khong-

>>> LVN Group tư vấn pháp luật góp vốn bằng nhãn hiệu: 1900.0191

– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. 

– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. 

– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. 

Như vậy, nhãn hiệu là quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức. Theo quy định pháp luật thì cho phép góp vốn bằng nhãn hiệu. Tuy nhiên chỉ có cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com