Có phải xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật sống trên cạn trong địa bàn tỉnh

Có phải xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật sống trên cạn trong địa bàn tỉnh. Quy định về kiểm dịch khi vận chuyển động vật.

Có phải xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật sống trên cạn trong địa bàn tỉnh. Quy định về kiểm dịch khi vận chuyển động vật.


Căn cứ Điều 37 Luật thú y 2015 thì việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được áp dụng trong phạm vi sau: 

– Động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:

+ Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;

+ Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật;

+ Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật thú y 2015 hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ;

+ Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật;

+ Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y;

+ Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 4 Điều 15 Luật thú y 2015 khi có yêu cầu của chủ hàng.

– Động vật, sản phẩm động vật thộc Danh mục phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch.

Động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng yêu cầu về: 

+ Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi xuất phát cấp;

+ Động vật phải khỏe mạnh, sản phẩm động vật bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;

+ Không làm lây lan dịch bệnh động vật, không gây hại đến sức khỏe con người.

+ Động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại Điều 70 của Luật thú y 2015.

Động vật, sản phẩm động vật trước khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng; trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

Co-phai-xin-cap-giay-chung-nhan-kiem-dich-khi-van-chuyen-dong-vat-san-pham-dong-vat-song-tren-can-trong-dia-ban-tinhCo-phai-xin-cap-giay-chung-nhan-kiem-dich-khi-van-chuyen-dong-vat-san-pham-dong-vat-song-tren-can-trong-dia-ban-tinh

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191

Như thế, trong trường hợp này, pháp luật không có quy định bắt buộc nào đối với việc kiểm dịch trong phạm vi tỉnh mà chỉ đặt ra việc kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật ngoài phạm vi tỉnh, động vật, sản phẩm động vật xuất-nhập khẩu. 

Thay vào đó theo khoản 2,3  Điều 9 Luật thú y 2015 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm sau: 

 – Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;

+ Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật;

+ Bố trí kinh phí và tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật; thống kê, đánh giá, hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh động vật;

+ Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.

 Ủy ban nhân dân cấp xã :

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y;

+ Quy định địa điểm và tổ chức xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, thuốc thú y giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu;

+ Tổ chức giám sát phát hiện sớm và thông báo tình hình dịch bệnh động vật; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tổng hợp, báo cáo thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra; hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật;

+ Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện giám sát dịch bệnh động vật, thống kê về thú y;

+ Tổ chức kiểm tra hoạt động thú y, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thú y theo thẩm quyền.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com