Cơ quan cung cấp thông tin địa chính - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Cơ quan cung cấp thông tin địa chính

Cơ quan cung cấp thông tin địa chính

Cơ quan cung cấp thông tin địa chính. Để có căn cứ khi ra tòa tôi phải lấy số đo địa chính của ngõ trước đây ở đâu và cơ quan nào lưu trữ?

Co-quan-cung-cap-thong-tin-dia-chinhCo-quan-cung-cap-thong-tin-dia-chinhCơ quan cung cấp thông tin địa chính. Để có căn cứ khi ra tòa tôi phải lấy số đo địa chính của ngõ trước đây ở đâu và cơ quan nào lưu trữ? 


Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi LVN Group. Xin LVN Group tư vấn giúp tôi vấn đề sau đây: Tôi có một mảnh đất mua năm 1981 có một ngõ đi chung (thuộc đất công) nhưng trên sơ đồ địa chính không ghi rõ kích thước và diện tích đất. Hiện nay ngõ này đang tranh chấp do một gia đình phía ngoài đầu ngõ đã xây nhà lấn chiếm toàn bộ lối đi. Vậy để có căn cứ khi ra tòa tôi phải lấy số đo địa chính (kích thước, diện tích) của ngõ trước đây ở đâu và cơ quan nào lưu trữ? Nếu phải đo đạc lại thì đương sự hay tòa án yêu cầu cơ quan địa chính thực hiện? Xin LVN Group tư vấn giúp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 thẩm quyền quản lý hồ sơ địa chính được quy định như sau:

Thứ nhất: Quản lý hồ sơ địa chính dạng số

+ Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của địa phương.

Thứ hai: Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy

Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh quản lý các tài liệu gồm:

+ Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

+ Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;

+ Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

+ Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;

+ Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;

Co-quan-cung-cap-thong-tin-dia-chinhCo-quan-cung-cap-thong-tin-dia-chinh

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện quản lý các tài liệu gồm:

+ Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

+ Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;

+ Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

+ Sổ địa chính được lập cho các đối tượng thuộc thẩm quyền đăng ký và sổ mục kê đất đai đang sử dụng trong quản lý đất đai đối với nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;

Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức địa chính) quản lý bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cho việc bảo quản hồ sơ địa chính thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo phân cấp.

Theo đó bên bạn có thể lên trực tiếp Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để làm thủ tục xin cấp trích lục số đo địa chính.

Nếu phải đo đạc lại thì Tòa án hoặc bên bạn đều có quyền yêu cầu đo đạc lại.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

– Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Tỉnh trong quản lý địa chính

– Thủ tục trích lục bản đồ và cung cấp thông tin địa chính khác

– Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com