Đặc điểm nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc

Đặc điểm nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc. Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam 8 điểm.

Đặc điểm nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc. Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam 8 điểm.


A.MỞ ĐẦU

Lịch sử mỗi quốc gia khởi điểm từ sự hình thành của Nhà nước đầu tiên. Mỗi quốc gia, dân tộc lại có những đặc trưng khác nhau nhưng nhìn chung để một nhà nước có thể ra đời và tồn tại đều cần hội đủ những yếu tố về kinh tế – xã hội nhất định và những Nhà nước ở Việt Nam qua các thời kỳ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong phạm vi bài tiểu luận, nhóm em xin được tìm hiểu, phân tích cụ thể về những đặc điểm của nhà nước ở Việt Nam thời Bắc thuộc.

B. NỘI DUNG

Năm 179 tr. CN, Triệu Đà vua nước Nam Việt (một chính quyền cát cứ ở nam Trung Quốc) đánh bại triều An Dương Vương, thống trị Âu Lạc. Từ đó, các triều đại phong kiến Trung Hoa kế tiếp nhau thống trị nước ta. Thời kỳ này thường được gọi là thời Bắc thuộc. Đến năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán xâm lược, xác lập nền độc lập dân tộc một cách vững chắc, chấm dứt 1117 năm đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Hoa.

Trong hơn 10 thế kỷ đó, không chỉ có Bắc thuộc mà còn có cả chống Bắc thuộc; có sự tồn tại thường xuyên của chính quyền đô hộ và xen vào đó trong một số thời gian ngắn, có những chính quyền tự chủ – thành quả của các phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân ta.

I/ Đặc điểm Nhà nước Việt Nam thời Bắc thuộc

Trong thời kỳ Bắc thuộc nhà nước Việt Nam có 2 đặc điểm nổi bật. Thứ nhất, đó là sự đan xen tồn tại của hai hệ thống chính quyền; thứ hai, là trên thực tế có sự tồn tại song song của hai hệ thống chính quyền.

1) Có hai hệ thống chính quyền đan xen tồn tại trong một phạm vi lãnh thổ

Hai hệ thống chính quyền đan xen tồn tại trong thời kì này đó là: chính quyền đô hộ của người Hán và chính quyền độc lập tự chủ của người Việt.

a) Hệ thống chính quyền đô hộ của người Hán

Trong thời kỳ Bắc thuộc, nước ta bị các triều đại sau đây của phong kiến Trung Hoa đô hộ: Nhà Triệu: 179 tr.CN – 111 tr.CN; Nhà Tây Hán 111 tr.Cn – 8 s.CN; Nhà Tấn 8 – 23; Đông Hán 23 – 40 & 43 – 220; Nhà Ngô 220 – 263 & 271 – 280; Nhà Ngụy 263 – 265; Nhà Tấn 265 – 271 & 280 – 420; Nhà Tống 420 – 477; Nhà Tề 477 – 501; Nhà Lương 502 – 544; Nhà Tùy 603 – 618; Nhà Đường 618 – 905; Nam Hán 930 – 931.

Nhìn chung, chính quyền đô hộ của phong kiến Trung Quốc mang những đặc điểm chung sau:

Chính quyền đô hộ được thiết lập ở Âu Lạc chỉ là một bộ phận của chính quyền địa phương của chính quyền phong kiến Trung Quốc được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ.

Khi xâm chiếm, Trung Quốc đã sáp nhập Âu Lạc vào thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc, coi như một địa phương. Coi chính quyền ở Âu Lạc như một bộ phận của chính quyền Trung Quốc, không được thiết lập chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Có thể chứng minh qua giai đoạn lịch sử như sau:

dac-diem-nha-nuoc-va-phap-luat-viet-nam-thoi-ky-bac-thuocdac-diem-nha-nuoc-va-phap-luat-viet-nam-thoi-ky-bac-thuoc

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com