Đánh giá về nguyên tắc chiếu cố trong bộ quốc triều hình luật

Đánh giá về nguyên tắc chiếu cố trong bộ quốc triều hình luật. Bài tập học kỳ môn Lịch sử nhà nước và pháp luật 10 điểm.

Đánh giá về nguyên tắc chiếu cố trong bộ quốc triều hình luật. Bài tập học kỳ môn Lịch sử nhà nước và pháp luật 10 điểm.


LỜI NÓI ĐẦU

Các văn bản pháp luật cổ Việt Nam thực sự là kho báu chứa đựng những giá trị văn minh của đất nước và con người Việt Nam. Một trong những bộ luật quan trọng thuộc pháp luật cổ Việt Nam là Quốc triều hình luật. Quốc triều hình luật là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho tới ngày nay. Quốc triều hình luật hay còn gọi là Luật hình triều Lê là một bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê nước ta (1428 – 1788). Bộ luật này trong dân gian nước ta có thời kì gọi theo cách giản lượclà Luật Hồng Đức.

Bộ Quốc triều hình luật là bộ luật tổng hợp, bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau: luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân và gia đình, luật hành chính…

Các bộ luật phong kiến không có chương điều riêng quy định các khái niệm, nguyên tắc pháp lý nhưng nội dung của bộ Quốc triều hình luật thể hiện một số nguyên tắc hình sự chủ yếu như vô luật bất hình, chiếu cố, chuộc tội bằng tiền, trách nhiệm hình sự…

Cách đây 2500 năm, Khổng Tử đã đề cập đến vấn đề con người. Học thuyết nhân của ông là học thuyết về con người. Khổng Tử là người đã rất chú trọng đến vai trò của con người. Đây là quan điểm hết sức tiến bộ. Như vậy, có thể thấy triết lý của phương Đông nói chung và triết lý của Việt Nam nói riêng là triết lý nhân sinh, là triết lý của chính trị đạo đức, mà hệ tư tưởng của Nho giáo là một trong những hệ tư tưởng tiêu biểu của Phương Đông. Mặc dù không tránh được những ảnh hưởng về giai cấp, nhưng tiến bộ hơn cả là những nhà làm luật triều Lê đã đưa ra nhiều qui định bảo vệ các lợi ích cơ bản của con người trong xã hội đặc biệt là tầng lớp dưới. Những qui định này giúp ta thấy rõ được tính xã hội sâu sắc của nhà nước phong kiến Việt Nam.

NỘI DUNG

I. Khái niệm chiếu cố

Chiếu cố là một trong những nguyên tắc hình sự của Quốc triều hình luật thể hiện ở các qui định phản ánh chính sách hình sự khoan hồng đối với người phạm tội.

II. Nguyên tắc chiếu cố

Nguyên tắc chiếu cố trong Quốc triều hình luật được thể hiện ở một số loại người được chiếu cố và nội dung chiếu cố.

1.Chiếu cố theo địa vị xã hội.

Chiếu cố theo địa vị xã hội thể hiện ở điều 3 của Quốc triều hình luật. Điều 3 quy định tám hạng người được nghị xét giảm tội (bát nghị), gồm:

Nghị thân, là họ tôn thất từ hàng đản miếu (họ hàng nhà vua trong 5 thế hệ) trở lên, họ hoàng thái hậu từ hàng phải để tang ty ma (hạng để tang 3 tháng), họ hoàng thái hậu từ tiểu công (hạng để tang 5 tháng trở lên).

Nghị cố, là những người cố cựu (chỉ những người cũ, đã theo giúp vua lâu ngày hoặc những người giúp vua từ triều trước).

Nghị hiền, là những người có đức hạng lớn.

Nghị năng, là những người có tài năng lớn.

Nghị công, là những người có công huân lớn.

Nghị quý, là những quan viên có chức sự từ tam phẩm trở lên, những quan viên tản chức (chức quan nhàn tản, như chức học quan, hàn lâm) có tước từ nhị phẩm trở lên.

danh-gia-ve-nguyen-tac-chieu-co-trong-bo-quoc-trinh-hinh-luatdanh-gia-ve-nguyen-tac-chieu-co-trong-bo-quoc-trinh-hinh-luat

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com