Di chúc đánh máy có hợp pháp không? Công chứng di chúc hết bao nhiêu?

Di chúc đánh máy có chữ ký và điểm chỉ có hợp pháp không? Điều kiện để một di chúc để được xác định là hợp pháp, và trình tự, thủ tục lập di chúc công chứng, chứng thực.

Tóm tắt câu hỏi:

Vui lòng giải đáp giúp em ạ. Bà em có nhu cầu làm di chúc nhưng không muốn cho các con biết, nên em lập di chúc cho bà, và di chúc đó đủ điều kiện là di chúc hợp pháp theo hình thức di chúc bằng văn bản gõ máy, có chữ kí và điểm chỉ. Vậy khi bà em mất thì di chúc đó có hiệu lực trước pháp luật để thực hiện theo hay không? Nếu như là đi làm di chúc công chứng thì làm sao ạ, cần những giấy tờ gì ạ? Mong được giải đáp ạ, em cảm ơn

LVN Group tư vấn:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật (Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015). Do vậy, bà bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc để định đoạt phần tài sản của mình trước khi mất.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bà của bạn khi có nhu cầu lập di chúc nhưng không trực tiếp viết di chúc này mà đã nhờ bạn đánh, nhưng bà bạn đã ký và điểm chỉ. Để xác định di chúc này đã được lập có hợp pháp hay không và khi bà mất thì có phát sinh hiệu lực trên thực tế hay không, đồng thời, về thủ tục tạo lập di chúc có công chứng cho bà bạn thì cần xem xét trên các phương diện sau:

Thứ nhất, di chúc do bạn đánh máy, do bà bạn ký tên, điểm chỉ có hợp pháp hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015, thì một di chúc hợp pháp được xác định như sau:

“Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Bà bạn lập di chúc thông qua việc nhờ bạn đánh máy, di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Trong trường hợp này, căn cứ theo quy định tại khoản 4, khoản 1 Điều 630, Điều 634 Bộ luật dân sự năm 2015, thì di chúc của bà bạn đã lập chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

– Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Nội dung di chúc phải bao gồm các nội dung về ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên, nơi cư trú của người lập di chúc; họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản. Di chúc không được viết tắt, hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

– Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 

– Đồng thời, đối với di chúc có người làm chứng thì phải có ít nhất là hai người làm chứng. Trong đó, đối với người làm chứng thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; hoặc là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Khi lập di chúc, người di lập di chúc  có thể tự mình hoặc nhờ người khác đánh máy, viết bản di chúc và phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng và những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký tên vào bản di chúc . 

Nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì di chúc sẽ có hiệu lực sau khi bà của bạn mất đi. 

di-chuc-danh-may-co-chu-ky-va-diem-chi-co-hop-phap-khongdi-chuc-danh-may-co-chu-ky-va-diem-chi-co-hop-phap-khong

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến về công chứng di chúc1900.0191

Thứ hai, về thủ tục lập di chúc có công chứng hoặc chứng thực.

Khi bà bạn có nhu cầu thì bà bạn có thể yêu cầu công chứng di chúc theo quy định của Luật Công chứng 2014 như sau: 

Về hồ sơ, giấy tờ bà bạn cần chuẩn bị khi thực hiện việc lập di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực:

– Phiếu yêu cầu công chứng

– Giấy tờ tùy thân của bà bạn, có thể là chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú nếu có.

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bà bạn với những tài sản được định đoạt trong di chúc 

– Di chúc

Cần lưu ý, khi công chứng di chúc, người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không được uỷ quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không trong tình trạng mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi; không bị đe doạ, cưỡng ép việc lập di chúc.

1. Công chứng di chúc cho người nước ngoài

Tóm tắt câu hỏi:

Bố tôi là người Nhật, không biết tiếng Việt. Nay ông đã già nên lập di chúc tại Phòng công chứng. Di chúc có 2 người làm chứng: người thứ nhất là người Nhật biết tiếng Việt; người thứ 2 là người Việt không biết tiếng Nhật. Tuy nhiên ở đây có hai vấn đề: Thứ nhất người làm chứng thứ nhất lại là em vợ của người được hưởng di sản theo di chúc. Thứ hai, em trai tôi không được quyền hưởng di sản. Tuy nhiên khi ông làm di chúc, em trai tôi lại không có mặt. Liệu những điều này có chứng minh di chúc này không hợp pháp không?

LVN Group tư vấn:

Thứ nhất, là vấn đề ngôn ngữ dùng trong công chứng. Điều 10 Luật Công chứng quy định: Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt. Luật Công chứng không có quy định cụ thể đối với trường hợp người yêu cầu công chứng không thông tạo tiếng Việt nên trên thực tế, các Phòng công chứng/ Văn phòng công chứng thực hiện như sau: Người yêu cầu công chứng, chứng thực không thông thạo tiếng Việt, thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch; cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch.

Trong trường hợp trên, bố bạn là người Nhật không biết tiếng Việt nên khi lập di chúc tại Phòng công chứng thì bố bạn hoặc Phòng công chứng phải mời người làm chứng. Theo thông tin mà bạn cung cấp thì trong di chúc của bố bạn lập có hai người làm chứng trong đó có người làm chứng thứ nhất là người Nhật biết nói tiếng Việt nên người làm chứng thứ nhất chính là người phiên dịch cho bố bạn.

Thứ hai, đối với việc người làm chứng thứ nhất là người chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại Ðiều 654 Bộ luật Dân sự như sau: 

“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

– Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự”.

Khoản 2 Điều 9 Luật Công chứng cũng có quy định: 

“Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng”.

Như vậy người làm chứng thứ nhất ở đây chưa đủ 18 tuổi là không phù hợp.

Thứ ba, khi bố bạn làm di chúc, em trai bạn là người không có quyền hưởng di sản theo di chúc lại không có mặt để được nghe ý nguyện cuối cùng của bố.

Việc em trai bạn không có mặt khi bố bạn lập di chúc để nghe ý nguyện cuối cùng của bố cũng không làm ảnh hưởng đến tính hợp pháp cũng như hiệu lực của di chúc. Điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Ở trường hợp trên chúng tôi chưa thể khẳng định di chúc của bố bạn có hợp pháp hay không. Nếu cho rằng di chúc đó không hợp pháp thì bạn phải có đầy đủ căn cứ chứng minh. Nếu có đầy đủ căn cứ thì gia đình bạn có thể gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Trong trường hợp di chúc đó bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì tài sản theo di chúc của bố bạn sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của bố bạn (theo Điều 676 Bộ luật Dân sự).

2. Lệ phí chứng thực chữ ký trong di chúc

Tóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group!

Tôi ở Hà Nội, bố tôi muốn chứng thực chữ ký trong di chúc của mình vì bố tôi có di chúc sau này để lại cho em trai tôi toàn bộ di sản thừa kế. Vậy tôi muốn chứng thực chữ ký thì lệ phí là bao nhiêu? Tôi có thể đến cơ quan nào để chứng thực chữ ký?

LVN Group tư vấn:

Thứ nhất, về lệ phí chứng thực chữ ký

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 68/2014/QĐ-UBND thành phố Hà nội về mức thu lệ phínhư sau:

1. Lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc: 3.000 đồng/01 bản.

2. Lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 100.000 đồng/01bản.

3. Lệ phí chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp.

Thứ hai, về thẩm quyền chứng thực chữ ký:

Khoản 2 và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký cụ thể như sau:

“2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực”.

3. Phí công chứng di chúc là bao nhiêu?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group, bà cháu năm nay 70 tuổi, bà đang còn minh mẫn. Bà đang lập di chúc và muốn đi công chứng di chúc cho chắc chắn vì sợ các chú trong gia đình tranh chấp. Bà cháu muốn biết mức phí khi đi công chứng di chúc là bao nhiêu nhưng không biết tìm hiểu thế nào? Cháu mong LVN Group có thể tư vấn và cung cấp quy định về mức phí này giúp bà cháu. Cháu xin cảm ơn!

LVN Group tư vấn:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Theo đó quy định về đối tượng nộp phí công chứng bao gồm

+  Đối tượng nộp phí công chứng là cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng.

+  Đối tượng nộp phí chứng thực là cá nhân, tổ chức yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

Nếu trong trường hợp của bạn, bà bạn muốn công chứng di chúc sẽ phải nộp phí công chứng di chúc theo quy định tại Thông tư liên tịch số 115/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 11 tháng 8 năm 2015.

“3. Sửa đổi Mục 4, 7, 8 khoản 3 Điều 2 như sau:

Số TT

Loại việc

Mức thu

(đồng/trường hợp)

4

Công chứng hợp đồng ủy quyền

50.000

7

Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

25.000

8

Công chứng di chúc

50.000

Vậy, nếu làm thủ tục công chứng di chúc mức phí sẽ là 50.000 đồng/trường hợp

4. Khi nào di chúc vô hiệu?

Theo quy định tại Điều 646 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Di chúc vô hiệu là di chúc không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc do pháp luật quy định hoặc các quy định khác của pháp luật không liên quan đến điều kiện có hiệu lực của di chúc.

Về nguyên tắc, một di chúc muốn phát sinh hiệu lực pháp lý phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Nếu di chúc vi phạm vào một trong các điều kiện có hiệu lực của di chúc thì di chúc vô hiệu.

Bên cạnh đó, người được hưởng chỉ định di sản theo di chúc có thể chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế… Trong những trường hợp này di chúc cũng không phát sinh hiệu lực pháp lý.

Như vậy, di chúc vô hiệu là di chúc không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc do pháp luật quy định hoặc các quy định khác của pháp luật không liên quan đến điều kiện có hiệu lực của di chúc. Tùy theo từng trường hợp mà xác định mức độ vô hiệu của di chúc. Di chúc không hợp pháp có thể bị coi là vô hiệu toàn bộ nhưng có thể bị coi là vô hiệu một phần.

Theo quy định tại “Bộ luật dân sự 2015” về thừa kế, di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong những trường hợp như sau:

“- Người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt tại thời điểm lập di chúc; người lập di chúc bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép lập di chúc;

– Di chúc do người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi lập ra nhưng không có sự đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ, hoặc di chúc do người dưới 18 tuổi lập ra.

– Nội dung di chúc trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái pháp luật;

– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;”

Một trong những điều kiện để người thừa kế được hưởng di sản là họ phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết). Do đó, nếu người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì họ cũng không được hưởng di sản theo di chúc của người chết. Tuy nhiên, cần lưu ý: trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân này không có hiệu lực pháp luật.

“- Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật;

Nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực”

Di chúc chỉ có hiệu lực khi người để lại di sản chết, do đó việc định đoạt di sản trong di chúc cũng có giá trị kể từ thời điểm này. Trước khi chết, người lập di chúc có thể bán, tặng cho, trao đổi di sản được định đoạt trong di chúc. Như vậy, nếu di sản để lại cho người thừa kế trong trường hợp này nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì nội dung di chúc liên quan đến phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

– Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

Trong những trường hợp này phần di sản liên quan đến phần di chúc có hiệu lực vẫn được giải quyết theo di chúc. Chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực.

– Khi một người để lại nhiều di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Bộ luật dân sự đã quy định rất rõ ràng về hiệu lực của di chúc, nhưng thực tế cho thấy vấn đề xác định hiệu lực của di chúc vẫn chưa được giải quyết triệt để, còn nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc, xác định thời điểm chết của người hưởng di sản, xác định di sản thừa kế của người chết …

Hậu quả của di chúc vô hiệu là di sản trong phần di chúc không có hiệu lực được chia cho các người thừa kế theo pháp luật. Điều đó làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người hưởng di sản thừa kế.

5. Thẩm quyền chứng thực chữ ký trong di chúc

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi LVN Group: Bố mẹ tôi có 2 nhà, trong đó mới có 01 nhà có “sổ đỏ”. Nay bố mẹ tôi lập di chúc để nhà cho con, muốn làm dịch vụ xác thực chữ ký trong di chúc có được không? Có thể làm ở đâu và chi phí thế nào? Xin trân trọng cảm ơn.

LVN Group tư vấn:

Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền chứng thực như sau:

“Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Chứng thực di chúc;

g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).

5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.”

Theo quy định trên, mẹ bạn có thể tới Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Văn phòng công chứng để yêu cầu chứng thực chữ ký trong di chúc.

Điều 15 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định lệ phí chứng thực như sau:

“Điều 15. Lệ phí chứng thực, chi phí khác

1. Người yêu cầu chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện phải nộp lệ phí chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Mức thu lệ phí, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật.

tham-quyen-chung-thuc-chu-ky-trong-di-chuctham-quyen-chung-thuc-chu-ky-trong-di-chuc

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.0191

3. Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực in, chụp, đánh máy giấy tờ, văn bản thì phải nộp chi phí để thực hiện việc đó.

Ở trong nước, mức trần chi phí do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định trên cơ sở thực tế của địa phương; ở nước ngoài, mức chi phí do Trưởng Cơ quan đại diện quy định trên cơ sở thực tế của địa bàn.”

Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định mức thu phí như sau:

“Điều 4. Mức thu phí

Mức thu phí chứng thực quy định như sau:

Stt

Nội dung thu

Mức thu

1

Phí chứng thực bản sao từ bản chính

2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính

2

Phí chứng thực chữ ký

10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản

3

Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch:

một

Chứng thực hợp đồng, giao dịch

50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

b

Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

c

Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

Phí chứng thực chữ ký là 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com