Đi du kích trong kháng chiến chống Pháp được hưởng chế độ gì?

Đi du kích trong kháng chiến chống Pháp được hưởng chế độ gì? Chế độ đối với người có công với cách mạng.

Đi du kích trong kháng chiến chống Pháp được hưởng chế độ gì? Chế độ đối với người có công với cách mạng.


Tóm tắt câu hỏi:

Mẹ tôi tham gia du kích địa phương trong kháng chiến chống Pháp thời kì từ năm 1949 – 1954 nhưng hiện chưa được hưởng chế độ gì nay muốn làm thủ tục để được hưởng chế độ ưu đãi của Đảng và nhà nước thì cần làm những thủ tục nào? Theo quyết định nào? Kính mong LVN Group hướng dẫn, tôi xin chân thành cảm ơn!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Quyết định 49/2015/QĐ-TTg

– Quyết định 24/2016/QĐ-TTg

2. Giải quyết vấn đề:

Theo quy định pháp luật hiện hành, chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp như sau:

Chế độ dân công hỏa tuyến theo Quyết định 49/2015/QĐ-TTg. Điều 2 Quyết định 49/2015/QĐ-TTg quy định đối tượng áp dụng như sau:

“1. Đối tượng

Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

2. Điều kiện

Người được Ủy ban hành chính hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền huy động, quản lý tập trung, được giao làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị Quân đội hoặc phục vụ các chiến trường, trong thời gian và địa bàn như sau:

a) Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp từ tháng 9 năm 1945 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954; tham gia kháng chiến chống Mỹ từ sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Địa bàn thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi cả nước và ở Lào, Campuchia.

b) Dân công hỏa tuyến tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979, ở biên giới phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến tháng 12 năm 1988, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988, ở Campuchia từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989. Địa bàn thực hiện nhiệm vụ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện biên giới, các huyện tiếp giáp với huyện biên giới có yêu cầu phục vụ, bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu.

c) Đối với một số địa bàn đặc biệt, thời gian tham gia của dân công hỏa tuyến có thể được tính sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian nêu trên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”

Chế độ trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng bằng khen của Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, bằng khen của Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo Quyết định 24/2016/QĐ-TTg. Quyết định 24/2016/QĐ-TTg quy định mức trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (gọi chung là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ) hoặc Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bằng khen của cấp bộ), Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Bằng khen của cấp tỉnh). 

di-du-kich-trong-khang-chien-chong-phap-duoc-huong-che-do-gi-di-du-kich-trong-khang-chien-chong-phap-duoc-huong-che-do-gi-

>>> LVN Group tư vấn chế độ cho người tham gia kháng chiến chống Pháp: 1900.0191        

Chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31/12/1960 trở về trước theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg. Đối tượng được hưởng chế độ theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg gồm: Quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp nhập ngũ hoặc tuyển dụng vào quân đội trước ngày 20 tháng 7 năm 1954 mà đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước, không thuộc diện được hưởng lương hưu, hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, hoặc hưởng chế độ bệnh binh theo Nghị định số 500/NĐ-LB ngày 12 tháng 11 năm 1958 của liên Bộ Cứu tế xã hội – Tài chính – Quốc phòng và Nghị định số 523/TTg ngày 06 tháng 12 năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ. Những người thuộc đối tượng nêu trên mà đầu hàng, phản bội, đào ngũ (do cấp có thẩm quyền xác định) không được hưởng chế độ quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg.

Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể chế độ đối với người tham gia du kích trong kháng chiến chống Pháp. Đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp sẽ được hưởng các chế độ như trên, nếu mẹ bạn thuộc các đối tượng trên thì mẹ bạn sẽ được hưởng chế độ theo quy định pháp luật.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com